Trong thời điểm hiện tại cuộc bùng nổ của công nghệ, các thanh toán, giao dịch online diễn ra với tần suất càng ngày càng gia tăng. SMS OTP có thể được xem là giải pháp hỗ trợ bảo mật cho các thanh toán, giao dịch cho khách hàng . Tuy nhiên, hiện nay SMS OTP có một số bất cập nên các doanh nghiệp đã sử dụng Voice OTP làm giải pháp thay thế. Vậy Voice OTP là gì? Hãy cùng Diginext tìm hiểu qua bài viết này !
I.Khái niệm cơ bản về OTP.
OTP (One Time Password – mật khẩu dùng 1 lần) là một chuỗi ký tự hoặc chữ số được ngân hàng tạo ra và gửi đến số điện thoại của người dùng nhằm xác nhận giao dịch.
Mã OTP chỉ có thể được sử dụng một lần duy nhất và không thể tái sử dụng cho bất kỳ giao dịch nào khác. Thời gian hiệu lực của mã OTP thường rất ngắn, từ khoảng 30 giây đến 2 phút.
Thường thì OTP được sử dụng như một biện pháp bảo mật 2 lớp để xác thực giao dịch, đặc biệt là trong các giao dịch ngân hàng. OTP được sử dụng rộng rãi và phổ biến với mục đích xác nhận người dùng là chính họ bằng cách hệ thống gửi đến người dùng mã OTP.
Thường OTP có hiệu lực trong một khoản thời gian ngắn để họ nhập mã xác nhận khi họ đăng nhập vào bất kì một tài khoản online nào cần bảo mật thông tin tối đa: chuyển khoản, thanh toán online, nạp tiền vào tài khoản, đăng nhập app…
Ngoài ra, OTP còn giúp giảm thiểu và ngăn chặn các rủi ro về hacker hoặc lộ thông tin tài khoản, làm cho người dùng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
.
II. Sự khác biệt giữa SMS OTP và Voice OTP.
1.SMS OTP
SMS OTP là cụm từ viết tắt của Short Message Service One Time Password. Có nghĩa là tin nhắn được gửi về điện thoại người dùng có kèm theo mã xác thực. Gồm một chuỗi số hoặc một chuỗi kết hợp cả số và ký tự được gửi..
Và chỉ sử dụng được một lần trong thời gian nhất định. Khác với mật khẩu thông thường, mã OTP được tạo ra ngẫu nhiên từ hệ thống chứ không phải từ người dùng.
Chỉ sử dụng được một lần duy nhất và sau đó không còn tác dụng. Thời hạn của mật khẩu OTP thường rất ngắn, có thể chỉ sau 30s, 1 phút hay một vài phút, nó sẽ vô tác dụng và lại được thay thế bằng mã mới.
SMS OTP là phương thức gửi mã xác thực OTP thông qua SMS. Để thực hiện được giao dịch, đăng nhập, đăng ký,… thì bắt buộc bạn phải sử dụng mã OTP mới có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, mã OTP sẽ được gửi bằng SMS về số điện thoại đã đăng ký, bạn phải nhập mã OTP thì mới có thể thực hiện các việc tiếp theo (đăng ký / đăng nhập tài khoản, xác minh các giao dịch online,…).
Tin nhắn này đã được cá nhân hóa nội dung và có độ bảo mật khá cao. Tuy nhiên, nếu màn hình điện thoại bị nhìn trộm hoặc điện thoại bị hacker đánh cắp dữ liệu thì toàn bộ thông tin giao dịch sẽ không còn an toàn nữa.
2.Voice OTP.
Voice OTP (One-Time Password) là một hình thức xác thực hai yếu tố sử dụng giọng nói để sinh và xác minh một mã OTP duy nhất. Mã OTP này thường được tạo ra một cách ngẫu nhiên và chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn, thường là chỉ trong vài phút.
Quy trình thường diễn ra như sau: khi người dùng yêu cầu xác thực, hệ thống sẽ gửi một cuộc gọi đến số điện thoại đã đăng ký. Trong cuộc gọi này, một giọng nói tổng đài sẽ thông báo mã OTP và yêu cầu người dùng nhập mã này vào ứng dụng hoặc trang web để xác minh danh tính.
Cuộc gọi thoại đã được cá nhân hóa kịch bản và được bảo mật tuyệt đối giữa khách hàng và hệ thống của doanh nghiệp.
Nhờ những tính năng vượt trội và độ bảo mật cao, Voice OTP thường được sử dụng trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cho vay online…
III.Vì sao chọn giải pháp bảo mật Voice OTP?
1.Chi phí cho mỗi cuộc gọi OTP
Theo ước tính, doanh nghiệp sẽ trả trung bình 1 cuộc gọi thông báo mã OTP kéo dài từ 15-20s chỉ tốn khoảng 250-320 đồng/OTP. Còn đối với giải pháp SMS OTP thì chi phí này trung bình trên dưới 800đ/1 tin.
Bên cạnh đó, Các cuộc gọi OTP này chỉ phát sinh chi phí khi người dùng nhấc máy, ngược lại những cuộc gọi không bắt máy hoặc máy bận hoàn toàn được miễn phí.
Ngoài ra, Voice OTP còn có thêm tính năng quản lý thời lượng ghi âm cuộc gọi đi, Voice OTP giúp doanh nghiệp kiểm soát tối đa chi phí.
2.Tính năng & bảo mật cuộc gọi Voice OTP
Voice OTP có nhiều tính năng giúp Doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi ích mà nó mang lại, có thể kể đến như:
- Có thể cấu hình tùy chỉnh kịch bản theo nhu cầu doanh nghiệp
- Có thể đọc được cả chuỗi ký tự chữ và hoặc số, số tiền tùy biến trong API kết nối.
- Có thể tùy chọn tự động lặp lại các mã OTP với số lần quy định trước.
- Có thể tùy chọn tự động gọi lại sau khoảng thời gian nếu user chưa bắt máy hoặc máy bận. Ngoài ra, hệ thống có thống kê tình trạng máy cuối: đang bận, từ chối cuộc gọi, số máy không tồn tại…
- Thủ tục Voice OTP cũng khá đơn giản, có thể sử dụng đầu số CSKH của Doanh nghiệp để thực hiện gọi Voice OTP
Vấn đề bảo mật Hai giải pháp SMS OTP và Voice OTP đều được tăng cường. Tuy nhiên như đã đề cập ở ban đầu, nếu màn h
ình điện thoại bị nhìn trộm hoặc điện thoại bị hacker đánh cắp dữ liệu thì toàn bộ thông tin giao dịch sẽ không còn an toàn nữa khi sử dụng SMS OTP.
Voice OTP sẽ được thực hiện trực tiếp tới số điện thoại của khách hàng để đảm bảo tính riêng tư. Với dịch vụ này, chỉ khi khách hàng nhấc máy thì mật khẩu mới được thông báo. Đây là một lợi thế lớn giúp mã OTP được gửi qua Voice OTP trở nên an toàn hơn.
IV.Kết Luận
Nếu đang sử dụng SMS OTP, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng Voice OTP vì tính bảo mật cao hơn cho người dùng, đồng thời giúp nhân viên của mình làm việc linh hoạt hơn cũng như tiết kiệm chi phí cước gọi đáng kể.
Hy vọng qua bài viết này của Diginext sẽ giúp doanh nghiệp bạn sẽ hiểu hơn về Giải pháp bảo mật voice otp cho khách hàng . Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm sản phẩm của Diginext đang hỗ trợ doanh nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi được tư vấn chi tiết nhất nhé.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm (Trụ sở Hà Nội)
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext