Việc mở rộng sang thị trường quốc tế luôn đi kèm với cơ hội và thách thức mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Để hành trình vươn ra thế giới đạt được thành công, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng và hiệu quả. Hãy cùng Diginext khám phá chi tiết về khái niệm này qua bài viết dưới đây.
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
Chiến lược kinh doanh quốc tế (International Business Strategy) được hiểu là tập hợp các định hướng, chính sách và kế hoạch hành động mà doanh nghiệp xây dựng để đạt được mục tiêu phát triển dài hạn trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu.
Nói một cách dễ hiểu, đây chính là quá trình doanh nghiệp mang sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tiếp cận thị trường nước ngoài, vận dụng linh hoạt mô hình kinh doanh nội địa và tối ưu hóa theo nhu cầu của khách hàng toàn cầu.
Chiến lược này thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như xác định mục tiêu, xây dựng chính sách và lựa chọn giải pháp phù hợp để giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế một cách hiệu quả nhất.
2. Bốn chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến
Hiện nay, có 4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng, bao gồm:
2.1. Chiến lược quốc tế (International Strategy)
Chiến lược quốc tế thường được các doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn khởi đầu khi bắt đầu mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung xuất khẩu các sản phẩm hiện có hoặc tận dụng năng lực cốt lõi để thâm nhập vào những thị trường còn ít cạnh tranh hoặc nơi đối thủ chưa đủ mạnh. Đây được xem là cách tối ưu hóa tài nguyên sẵn có và tăng trưởng doanh thu mà không cần thay đổi nhiều về sản phẩm hay mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thực sự hiệu quả khi đối thủ tại thị trường mục tiêu còn yếu, và khách hàng tại đó vẫn còn mới mẻ với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược quốc tế thường duy trì quyền kiểm soát tập trung tại trụ sở chính, và điều phối hoạt động của các chi nhánh tại các quốc gia khác theo định hướng chung từ công ty mẹ.
Chiến lược này thường chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu. Khi thị trường quốc tế dần phát triển và đòi hỏi sự thích nghi cao hơn, doanh nghiệp cần chuyển hướng sang các chiến lược khác linh hoạt hơn.
2.2. Chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy)
Chiến lược đa quốc gia là phương án giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh sản phẩm và hoạt động kinh doanh theo từng thị trường cụ thể.
Khác với chiến lược quốc tế, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế riêng các chiến lược phù hợp với từng quốc gia, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng địa phương.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp thường thành lập các công ty con hoạt động độc lập tại các thị trường nước ngoài. Những đơn vị này sẽ đảm nhận toàn bộ các công đoạn từ nghiên cứu, sản xuất đến tiếp thị và phân phối, nhờ vậy hiểu rõ văn hóa và hành vi tiêu dùng địa phương.
Ưu điểm lớn nhất của chiến lược đa quốc gia là giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín và lòng trung thành của khách hàng bản địa. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí đầu tư cao (cho nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị riêng biệt) và gây khó khăn trong công tác quản lý do hoạt động bị phân tán ở nhiều thị trường khác nhau.
>> Xem thêm: 7 bước thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường
2.3. Chiến lược toàn cầu (Global Strategy)
Chiến lược toàn cầu hướng đến việc xem toàn bộ thế giới như một thị trường duy nhất và áp dụng một tiêu chuẩn chung cho mọi quốc gia.
Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, không thay đổi theo từng khu vực hay quốc gia. Nhờ đó, giảm thiểu chi phí sản xuất và vận hành, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh về giá trên quy mô lớn.
Các sản phẩm được chọn cho chiến lược này thường là những mặt hàng phổ biến, ít chịu tác động của sự khác biệt về văn hóa hay thị hiếu địa phương, ví dụ như: giấy, bút, thiết bị điện tử, đồ gia dụng hay dịch vụ logistics.
Chiến lược toàn cầu giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình quản lý và tăng cường sức mạnh thương hiệu toàn cầu, tuy nhiên lại hạn chế khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu từng thị trường.
2.4. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)
Chiến lược xuyên quốc gia là sự kết hợp giữa tính linh hoạt của chiến lược đa quốc gia và tính tiêu chuẩn hóa của chiến lược toàn cầu.
Chiến lược này được doanh nghiệp lựa chọn khi thâm nhập vào những thị trường có mức độ cạnh tranh cao, đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt theo từng địa phương, nhưng đồng thời vẫn tận dụng được sức mạnh của mạng lưới toàn cầu để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Điểm nổi bật của chiến lược xuyên quốc gia là mô hình quản lý hai chiều, nghĩa là các công ty con không chỉ nhận chỉ đạo từ trụ sở chính mà còn chủ động phản hồi, đề xuất sáng kiến ngược trở lại. Điều này giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến và đổi mới, đồng thời cân bằng giữa chuẩn hóa và nội địa hóa.
Dù vậy, chiến lược này cũng mang lại thách thức không nhỏ, khi doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý và điều phối phức tạp, để có thể vận hành trơn tru các chuỗi giá trị trải dài trên toàn cầu.
Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí. Đặc biệt, với các hoạt động chăm sóc khách hàng, việc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững và hiểu khách hàng hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chăm sóc khách hàng toàn diện, hãy tham khảo Tổng đài Diginext. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp quản lý và tương tác với khách hàng trên nhiều kênh như Facebook Messenger, Zalo OA, Email và Tổng đài chỉ với một giao diện duy nhất.
Giải pháp này không chỉ giúp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng, mà còn hỗ trợ triển khai các chiến dịch Email Marketing một cách hiệu quả nhờ khả năng quản lý tập trung trên cùng một hệ thống.
Bên cạnh đó, Diginext còn cung cấp API mở, cho phép tích hợp dễ dàng với các phần mềm CRM/ERP phổ biến như AMIS CRM, HubSpot, Salesforce,… giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng xuyên suốt các giai đoạn.
Kết luận
Tóm lại, lựa chọn đúng chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội thành công khi mở rộng ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, việc linh hoạt áp dụng các công nghệ hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả vận hành.
Đừng quên theo dõi website của Diginext để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về kinh doanh và chuyển đổi số nhé!