CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT - KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG
Thông Truyền 04/09/2024

Xu Hướng Tất Yếu Để Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Trong Chuyển Đổi Số Trong Logistics

Dù muốn hay không, thực trạng hiện nay các công ty Logistics cần đối diện với sự thật rằng công nghệ mới cùng luồng quay của công cuộc chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng. Đồng thời với luôn luôn đảm bảo hiệu quả của chuỗi cung ứng nói riêng và ngành Logistics nói chung.

Giờ đây, công nghệ, kỹ thuật, xu hướng, cách thức triển khai trong Logistics đã thay đổi hoàn toàn bởi đại cuộc chuyển đổi số ngành Logistics trên toàn thế giới. Cùng Diginext tìm hiểu về xu hướng để làm sao tối ưu hóa hiệu xuất cho ngành Logistics.

1. Chuyển đổi số ngành Logistics là gì?

Chuyển đổi số ngành Logistics là quá trình ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật số vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng, cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị, cách vận hành trong một doanh nghiệp Logistics. Bằng cách sử dụng các công nghệ như AI, IoT, Big data,… vào việc thu mua, dự trữ, vận tải, phân phối, kho bãi, xử lý đơn hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng,…

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Chuyen-doi-so-nganh-logistics-la-gi

Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý kho như WMS, OMS, giúp quy trình vận hành dịch vụ logistics tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động.

2. Vai trò của chuyển đổi số ngành Logistics

Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025, theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ là tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cùng các tiến bộ kỹ thuật, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành logistics.

vai-tro-chuyen-doi-so-nganh-logistics

Đóng vai trò quan trọng như “mạch máu” của nền kinh tế quốc gia, ngành logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng vai trò cốt lõi trong thương mại hàng hóa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng hiệu quả hoạt động

Bằng cách áp dụng các công nghệ số như hệ thống quản lý vận chuyển, theo dõi hàng hóa, truy xuất thông tin, tự động hóa quy trình và trao đổi dữ liệu, ngành Logistics có thể cải thiện quá trình vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa và thông tin với mức độ chính xác và tốc độ nhanh hơn. Điều này giúp giảm thiểu lỗi phát sinh, tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của thị trường.

Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sự lãng phí, tăng cường khả năng dự báo và lập kế hoạch. Nhờ vào tự động hóa và tích hợp thông tin, ngành Logistics có thể nắm bắt thông tin thị trường, dự đoán nhu cầu, quản lý rủi ro và tối ưu hóa tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Điều này góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí trong chuyển đổi số ngành Logistics 

Tự động hóa các công việc và loại bỏ các bước không hiệu quả, ngành Logistics có thể giảm thiểu thời gian và công sức lao động, giảm chi phí nhân lực. Bên cạnh đó, công nghệ số cũng cho phép theo dõi và quản lý tài nguyên như kho hàng, xe vận chuyển và lao động một cách hiệu quả hơn. Thông qua việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu, giúp tránh sự lãng phí và đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng đúng thời gian và đúng mục đích.

Nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuyển đổi số ngành Logistics 

Công nghệ số giúp quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa trở nên chính xác hơn. Từ việc theo dõi và ghi nhận thông tin về hàng hóa, vị trí đến việc cập nhật và chia sẻ dữ liệu với các bên liên quan, chuyển đổi số giúp giảm thiểu sai sót và tăng độ tin cậy trong quá trình cung cấp dịch vụ.

anh-logistics-nang-cao-chat-luong-dich-vu

Thông qua việc tự động hóa và tích hợp thông tin, chuyển đổi số giúp giảm thiểu thời gian xử lý, tăng tốc độ giao hàng và cung cấp độ phản hồi nhanh hơn cho khách hàng. Đồng thời tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng đa dạng.

Tăng khả năng cạnh tranh

Từ việc tự động hóa quy trình vận chuyển, quản lý kho hàng, đến sử dụng dữ liệu và phân tích thông tin để đưa ra quyết định thông minh, công nghệ số giúp cải thiện sự linh hoạt, tăng năng suất và giảm chi phí hoạt động. Nhờ đó, các công ty Logistics có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn và có chi phí cạnh tranh hơn so với đối thủ.

Đặc biệt, việc có được thông tin minh bạch và đáng tin cậy về quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa và giao nhận giúp tăng niềm tin của khách hàng, đối tác. Điều này được xem là một lợi thế cạnh tranh lớn, nhất là trong việc thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại.

Minh bạch trong quá trình vận chuyển

Mục tiêu của việc chuyển đổi số ngành Logistics là tăng cường tính minh bạch trong quy trình giao hàng. Các nhà quản lý doanh nghiệp đã tích hợp các giải pháp IoT (Internet of Things) vào hoạt động logistics giúp theo dõi sản phẩm từ nhà kho đến khách hàng.

minh-bach-chuyen-doi-so-nganh-logistics

Tính minh bạch trong quy trình giao hàng mang lại sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu. Đồng thời, việc tích hợp giải pháp IoT cũng giúp tiết kiệm thời gian cho các đại lý hỗ trợ, bởi lúc này khách hàng không còn yêu cầu cập nhật trạng thái giao hàng từ phía bộ phận hỗ trợ khách hàng.

3. Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số Logistics

Cơ hội chuyển mình trong chuyển đổi số ngành Logistics

Logistics là ngành trọng yếu trong nền kinh tế, là nền tảng cho thương mại hàng hóa. Hiện nay, chuyển đổi số trong logistics đang đứng trước rất nhiều cơ hội bứt phá. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mở rộng quy mô hay chuỗi cung ứng phức tạp và khoảng cách cạnh tranh gia tăng buộc các nhà lãnh đạo logistics phải nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động để khác biệt với đối thủ và thành công trên thị trường.

Những cơ hội trong chuyển đổi số ngành Logistics phải kể đến như:

Tăng khả năng hiển thị và theo dõi

Vận chuyển hàng không chuyên dụng có thể được nâng cao thông qua việc sử dụng công nghệ số, ví dụ như hệ thống theo dõi hàng hóa bằng mã vạch, IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo để dự đoán và tối ưu hóa lộ trình bay.

Công nghệ như blockchain có thể cung cấp tính minh bạch và đáng tin cậy trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp giảm thiểu sự gian lận và tăng cường tính toàn vẹn của thông tin. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy có thể được sử dụng để tối ưu hóa quy trình lập lịch vận chuyển, dự báo nhu cầu và tối ưu hóa tuyến đường.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-kha-nang

Bên cạnh đó, các nền tảng điện toán đám mây và IoT có thể cung cấp khả năng kết nối thông tin và quản lý dữ liệu trong thời gian thực, từ việc giám sát kho hàng đến quản lý xe vận chuyển. Khả năng sử dụng dữ liệu lớn (big data) và phân tích dữ liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin quan trọng và những thông số phân tích để đưa ra quyết định thông minh về lộ trình vận chuyển, quản lý tồn kho và dự báo nhu cầu.

Kiểm tra chặt chẽ hàng hóa và quy trình kiểm soát xuyên biên giới

Logistics liên quan đến quản lý và vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến đích cuối cùng, bao gồm cả quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Trong quy trình logistics, các bước kiểm tra và kiểm soát hàng hóa là rất quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn và tuân thủ quy định pháp luật.

  • Kiểm tra thông tin và tài liệu: Hóa đơn, hóa đơn vận chuyển, văn bản xuất nhập khẩu, giấy tờ hải quan và các tài liệu liên quan khác để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định.

  • Kiểm tra vật lý hàng hóa: Nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và phù hợp với thông tin được khai báo. Điều này có thể bao gồm kiểm tra bằng cách sử dụng công nghệ quét, kiểm tra hình ảnh hoặc kiểm tra thủ công.

  • Quản lý và theo dõi hàng hóa: Sử dụng công nghệ như mã vạch, RFID (Radio Frequency Identification) và hệ thống theo dõi GPS để theo dõi và quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

  • Hợp tác với cơ quan chức năng: Hợp tác và tuân thủ yêu cầu của các cơ quan chức năng như hải quan, cảnh sát biên giới và các cơ quan quản lý khác để thực hiện kiểm soát xuyên biên giới hiệu quả.

Công nghệ, thương mại điện tử gia tăng

Các công ty có khả năng kỹ thuật số mạnh mẽ sẽ có lợi thế vượt trội trong việc cung cấp khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, cũng như thực hiện kinh doanh trực tuyến. Điều này đòi hỏi các khoản đầu tư vào công nghệ như Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, tự động hóa và phân tích dữ liệu.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-TMDT

Các công nghệ tiên tiến như robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành có tiềm năng giảm nguy cơ thiếu hụt lao động trong ngành logistics. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và đảm bảo sự liên tục trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics.

4. Thách thức trong chuyển đổi số Logistics

Song song đó, trong nỗ lực chuyển đổi số ngành Logistics vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt phải kể đến:

Tài chính

Tiềm lực tài chính là một trong những thách thức trong chuyển đổi số ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, 90% công ty logistics Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 – 20 tỷ đồng. Với quy mô vốn như vậy, việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ số đắt đỏ là rất khó khăn.

Các giải pháp công nghệ số trong logistics thường yêu cầu đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, thiết bị, phần mềm và nhân lực. Ví dụ, để triển khai hệ thống quản lý kho thông minh (WMS), doanh nghiệp logistics cần đầu tư vào hệ thống máy quét mã vạch, thiết bị cầm tay, phần mềm WMS,… Chi phí cho các giải pháp này có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghệ cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện nay vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Vì vậy, tiềm lực tài chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam khi triển khai chuyển đổi số.

Công nghệ trong chuyển đổi số ngành Logistics

Nhìn chung, ngành Logistics Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu về công nghệ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường sử dụng các phương pháp thủ công, truyền thống trong quản lý và vận hành, dẫn đến hiệu quả thấp, chi phí cao và thiếu tính linh hoạt.

Việc có đội ngũ nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành Logistics. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng công nghệ. Điều này có thể tạo ra thách thức trong việc triển khai và quản lý các giải pháp công nghệ mới.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin và quyền riêng tư.

tai-sao-so-hoa-chuyen-doi-so-nganh-logistics-2024

Nhân lực ngành Logistics

  • Thiếu hụt nhân lực: Nhu cầu về nhân lực Logistics ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lại không đáp ứng kịp. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, nhu cầu nhân lực Logistics Việt Nam sẽ đạt khoảng 200.000 người, trong khi hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

  • Trình độ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Phần lớn nhân lực Logistics hiện nay chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số. Họ thiếu kiến thức và kỹ năng về các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (big data),…

  • Tâm lý e ngại thay đổi: Một số nhân viên Logistics còn e ngại thay đổi, ngại học hỏi các công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ không tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Xây dựng kịch bản telesales ngành logistic cho Doanh nghiệp

Thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics

Thiếu sự đồng nhất trong việc áp dụng tiêu chuẩn và giao thức chung có thể làm giảm khả năng tương tác, tích hợp giữa các hệ thống, nền tảng của các doanh nghiệp Logistics. Gây ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin, quản lý dữ liệu và tối ưu hóa quy trình.

Các doanh nghiệp logistics có thể sử dụng các hệ thống và công nghệ khác nhau, từ quy trình thủ công đến hệ thống quản lý kho hoặc phân phối tự động. Sự khác biệt này làm cho việc tích hợp và chia sẻ thông tin trở nên phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức để đạt được sự tương thích.

Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh, các công ty logistics có thể có xu hướng giữ thông tin và dữ liệu cho riêng mình, không muốn chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể gây ra tình trạng vuột mất cơ hội trong việc tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc chia sẻ thông tin và tương tác đa phương.

Phụ thuộc nhiều vào lối mòn, hệ thống đã cũ

Phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống cũ là một thách thức lớn trong chuyển đổi số ngành Logistics. Các hệ thống này thường không linh hoạt, không thể mở rộng và tích hợp với các công nghệ mới. Điều này lâu dần dẫn đến các vấn đề như:

  • Thiếu tính hiệu quả: Các hệ thống cũ thường chậm, thiếu chính xác và không thể tự động hóa các quy trình. Gây lãng phí thời gian, chi phí và nhân lực.

  • Thiếu khả năng thích ứng: Không đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, dẫn đến mất khách hàng và cơ hội kinh doanh.

  • Thiếu tính bảo mật: Các hệ thống cũ thường dễ bị tấn công bảo mật, dẫn đến mất dữ liệu, tài sản và uy tín của doanh nghiệp.

5. Công nghệ trong chuyển đổi số ngành Logistics hiện nay

Công nghệ e-AWB

E-AWB (Electronic Air Waybill) là phiên bản số của vận đơn hàng không điện tử, được xem là một trong những giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong ngành Logistics. E-AWB giúp tiêu chuẩn hóa và thay thế vận đơn hàng không bằng giấy thông qua việc sử dụng công nghệ.

Với E-AWB, việc theo dõi và xử lý dữ liệu hàng hóa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nó cải thiện tính minh bạch, đảm bảo an ninh, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian chậm trễ trong quá trình giao hàng. Đây là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công trong quá trình chuyển đổi số.

Dự kiến ​​trong tương lai, có khoảng 80% doanh nghiệp trong ngành logistic sẽ sử dụng công nghệ E-AWB. Điều này cho phép thúc đẩy và chuyển đổi của ngành logistic sang việc sử dụng vận đơn điện tử, tăng cường hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động logistics.

Công nghệ AI và Máy học

Trong quá trình chuyển đổi số ngành logistics, AI và máy học (Machine Learning) đóng vai trò không thể thiếu. Chúng hỗ trợ các công ty hậu cần trong việc sử dụng và phân tích dữ liệu liên quan một cách chính xác nhất, từ đó xác định và giải quyết các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra, nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-AI

AI thu thập dữ liệu, trong khi máy học có nhiệm vụ phát hiện các mẫu thông tin bất thường và tiềm năng gây lỗi. Điều này giúp loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Máy học có khả năng thu thập mẫu dữ liệu liên quan đến mức tồn kho, chất lượng nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, quản lý vận chuyển,…

Triển khai AI và Machine Learning mang lại cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Công nghệ Blockchain

Blockchain là công nghệ vượt trội mà các doanh nghiệp logistics không thể bỏ qua, bao gồm tính minh bạch và bảo mật cao với tính năng phân quyền.

Trong việc đảm bảo tính minh bạch, Blockchain tự động điền thông tin chính xác và kịp thời cho mọi tài liệu, từ giấy gửi hàng đến danh sách và vận đơn. Điều này cho phép khách hàng của dịch vụ vận chuyển theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng và đưa ra quyết định dựa trên giá trị, chất lượng, chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và có thể hợp tác lâu dài trong tương lai.

Blockchain cũng giúp các kiểm toán viên giám sát quá trình phân phối hàng hóa và tìm ra các biện pháp cải thiện khi có lỗi xảy ra.

cong-nghe-blockchain-chuyen-doi-so-nganh-logistics

Mọi thay đổi trong tài liệu đều được ghi lại và tự động lưu trữ trên hệ thống. Blockchain cung cấp khả năng phân cấp thông tin và cung cấp cho từng thành viên trong chuỗi quyền truy cập vào dữ liệu cần thiết trong quá trình giám sát vận chuyển hàng hóa. Đảm bảo không có tài liệu nào bị mất, bị phá hủy hoặc bị thay đổi bất hợp lý.

Công nghệ đám mây trong chuyển đổi số ngành Logistics

Tích hợp công nghệ đám mây là một phương pháp hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số của ngành Logistic. Công nghệ này giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa quá trình vận hành. Bằng cách sử dụng điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ các quy trình vận chuyển cụ thể trong hoạt động của mình.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-closst

Thông qua công nghệ đám mây, các doanh nghiệp có thể theo dõi vị trí xe vận chuyển trong thời gian thực, quy hoạch không gian trong hậu cần, quản lý các đơn hàng đã được vận chuyển. Các công nghệ như xe tự lái và xe nâng tự động cũng đang trở nên phổ biến trong ngành logistic.

Việc sử dụng xe nâng tự động, hệ thống băng chuyền tự động với sự hỗ trợ của các cánh tay robot giúp tăng cường hiệu quả trong quá trình bốc dỡ và lưu kho hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào các loại xe và thiết bị hiện đại này nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân viên và tài xế, đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc ở mức cao nhất.

6. Giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics tại Việt Nam

Các cơ quan quản lý nhà nước trong chuyển đổi số ngành Logistics

Chính phủ đóng vai trò như một bệ đỡ cho công cuộc chuyển đổi số ngành Logistics. Các nghiên cứu của Cisco đã chỉ ra rằng các chương trình, chính sách từ chính phủ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam. Một số lượng lớn doanh nghiệp (64%) nhận thức đúng các sáng kiến hỗ trợ của Chính phủ và hưởng lợi từ các chính sách này, trong khi 30% còn lại đã biết đến nhưng chưa tham gia. Chính vì vậy, Chính phủ cần:

  • Đề xuất triển khai chương trình hành động nhằm nâng cao ứng dụng Khoa học và Công nghệ hiện đại. Trọng tâm đặt vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng số, đáp ứng nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu ngày càng gia tăng. Kích thích sự hợp tác giữa các tập đoàn Công nghệ thông tin để xây dựng và chuyển giao các phần mềm logistics cho các doanh nghiệp tại Việt Nam với giá ưu đãi, nhằm tạo cơ hội sử dụng, tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số một cách công bằng và toàn diện.

  • Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong quản lý, vận hành và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics. Khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-nha-nuoc

  • Đề xuất ban hành chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất và lãi suất vay, nhằm hỗ trợ các công ty logistics có điều kiện đầu tư vào mạng lưới kho bãi và hệ thống phân loại hàng hóa tự động.

  • Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về dịch vụ logistics, nhất là vấn đề bảo mật, hợp tác phòng chống tội phạm mạng. Tích hợp các chức năng về giám sát mạng lưới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng. Nghiên cứu sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới trong TMĐT.

  • Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, bao gồm các hiệp hội và tổ chức ngành Công nghệ thông tin và Logistics, nhằm tạo ra hiệu quả đồng bộ trong nỗ lực chuyển đổi số toàn diện.

Doanh nghiệp trong chuyển đổi số ngành Logistics

Thay đổi tư duy, tầm nhìn

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cần nhận thức rõ về tính cấp bách của chuyển đổi số và coi nó là yếu tố tất yếu nếu muốn duy trì được vị thế trên thị trường. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất của đại cuộc này nằm ở con người, tư duy và văn hóa. Việc thay đổi tư duy về chuyển đổi số phải được khởi đầu từ cấp lãnh đạo. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp logistics, hiệp hội và các trường đại học để cung cấp nền tảng kiến thức cho nhân lực trong ngành cũng rất quan trọng.

Đảm bảo lộ trình rõ ràng, phù hợp

Chuyển đổi số cần được thực hiện một cách vững chắc và tuân thủ một lộ trình phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Quá trình chuyển đổi này diễn ra từ việc số hóa dữ liệu, đến số hóa quy trình, thay đổi mô hình kinh doanh sang nền tảng số phù hợp với quy trình tự động hóa. Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cần lập kế hoạch cẩn thận, lựa chọn quy trình phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy về uy tín, chất lượng và khả năng tài chính để xây dựng một hệ thống số liên kết, có chuẩn mực chung, dễ dàng truy xuất số liệu.

Đầu tư công nghệ, thay đổi phương pháp quản lý

Đối với các doanh nghiệp logistics lớn và uy tín như Vietnam Post, Viettel Post, việc đổi mới công nghệ và đào tạo lại nhân lực có thể được thực hiện nhanh chóng hơn. Tận dụng lợi thế của hệ thống đại lý và bưu cục phủ sóng trên toàn quốc, từ nông thôn đến miền núi và các vùng sâu, cùng với mạng lưới kho bãi đã được đầu tư tốt, có thể tạo ra một sức mạnh mở đường trong quá trình chuyển đổi số.

chuyen-doi-so-nganh-logistics-quan-ly

Đầu tư vào công nghệ và thay đổi phương pháp quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp này cạnh tranh công bằng với đối thủ nước ngoài, thậm chí là có ưu thế hơn. Đối với các doanh nghiệp logistics nhỏ, có thể tham gia vào các thị trường ngách, quy mô nhỏ và chủng loại hàng đơn giản, nhằm phục vụ các doanh nghiệp bán lẻ, cá nhân kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội hoặc các nền tảng ứng dụng di động.

Thị trường ngách sẽ phù hợp với quy mô và yêu cầu chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp này.

Nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm kiếm tư vấn

Các doanh nghiệp logistics cần nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng để lựa chọn mô hình chuyển đổi số phù hợp. Bao gồm việc tìm hiểu về các công nghệ mới, tìm kiếm tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số để xác định hướng đi đúng đắn nhất.

Khả năng tương tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành logistics và tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác có nền tảng tài chính mạnh mẽ có thể giúp cải thiện khả năng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp nguồn lực ổn định để phát triển công nghệ, thu hút nhân lực chất lượng cao.

Đồng bộ, linh hoạt

Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi một cách đồng nhất và linh hoạt. Điều này giúp kết nối các bên liên quan trong chuỗi, bao gồm cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận và kho, nhằm chia sẻ dữ liệu, tăng tính hiệu quả của chuỗi. Đồng thời, đầu tư ưu tiên vào các module cần thiết cho phép tích hợp các công nghệ kỹ thuật số, nhằm đồng bộ hóa toàn diện hệ thống kinh doanh theo hướng bền vững.

7. KẾT LUẬN

Logistics là ngành dịch vụ “mũi nhọn” của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao, làm nền móng cho quá trình phát triển thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chuyển đổi số ngành Logistics là một quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp Logistics cần phải bắt nhịp để có thể cạnh tranh trong thời đại mới.

Trong đó, tư duy của người lãnh đạo đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công hơn trong công cuộc chuyển đổi số ngành Logistics.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm Giải pháp tin nhắn DIGISMS và phần mềm quản lý khách hàng CRM Digienxt giúp cải thiện việc quản lý, chăm sóc khách hàng dễ dàng. Để được tư vấn và hỗ trợ, bạn vui lòng để lại số điện thoại, đội ngũ Diginext sẽ tư vấn cho bạn ngay hôm nay.

Mọi thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT

  • Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm 
  • Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận 
  • Hotline: 1900 5055.
  • Fanpage: DigiNext 

 

HỖ TRỢ DỊCH VỤ

Các câu hỏi về Tư vấn lắp đặt Hệ thống cấp không khí sạch của bạn?

Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Messenser
Hotline
Sms
Back To Top