Kinh doanh là một thuật như hết sức quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin quan trọng liên quan tới kinh doanh. Vậy thì trong bài viết dưới đây, hãy cùng Diginext tìm hiểu chi tiết kinh doanh là gì và các thông tin quan trọng liên quan tới kinh doanh nhé!
Kinh doanh là gì?
Vậy kinh doanh là gì? Kinh doanh được hiểu là các hoạt động liên quan đến mua bán, sản xuất, cung ứng và đầu tư vào hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận và phục vụ xã hội.
rong quá trình kinh doanh, các tổ chức thường xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, quản trị tài chính chặt chẽ, tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng, và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện bởi cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc tập đoàn lớn, và tất cả đều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của quốc gia.
Các đặc điểm của kinh doanh là gì?
Đáp ứng nhu cầu của con người và phụng sự xã hội
Hoạt động kinh doanh với mục tiêu chính là kiếm tiền thông qua việc phục vụ nhu cầu của con người và phụng sự xã hội. Bằng cách xác định những mong muốn, kỳ vọng của con người, các doanh nhân sẽ phân tích, hiểu rõ hoạt động đó sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội.
Giao dịch trong nhiều giao dịch
Giao dịch trong nhiều giao dịch có nghĩa là một sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải qua nhiều giao dịch khác nhau, như sản xuất, phân phối, tiếp thị và quảng cáo, bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng,…
Trao đổi hàng hóa/ dịch vụ
Trong kinh doanh, các hoạt động đều có liên quan trực tiếp/ gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa/ dịch vụ để đổi lấy tiền hoặc các giá trị tương đương.
Kỹ năng kinh doanh
Kỹ năng kinh doanh là yếu tố bắt buộc phải có đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nhân. Muốn trở thành một doanh nhân xuất sắc để chèo lái và đưa doanh nghiệp đến thành công, một cá nhân cần trang bị những phẩm chất, kỹ năng, kiến thức cần thiết để điều hành doanh nghiệp.
Doanh số, lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp không có doanh số, lợi nhuận, doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài. Mục tiêu chủ chốt nhất trong kinh doanh là kiếm lợi nhuận, đây cũng là yếu tố tiên quyết để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Người bán và người mua
Người bán và người mua giống như bên cung và bên cầu, nếu không có nhu cầu, hoạt động kinh doanh ấy không có ý nghĩa. Chính vì vậy, người bán và người mua là 2 yếu tố cốt lõi để tạo nên một giao dịch kinh doanh.
Không chắc chắn, rủi ro
Quá trình kinh doanh sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại và thách thức, đặc biệt là trong một thị trường nhiều biến động như hiện nay. Một số rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp, khủng hoảng truyền thông, nhu cầu tiêu dùng thay đổi,…
Tiếp thị và phân phối hàng hóa
Ngày nay, nếu không có các hoạt động tiếp thị, Marketing,… sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận phổ biến hơn đến khách hàng. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh.
Liên kết với sản xuất
Kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất hàng hóa/ dịch vụ. Liên kết với sản xuất cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với quá trình tạo ra chúng, bao gồm việc đầu tư vào công nghệ, nguyên liệu, quản lý chất lượng,…
Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung cấp các gói dịch vụ, không tạo ra sản phẩm hữu hình, cho khách hàng. Vị dụ bao gồm các dịch vụ như: spa, chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn tâm lý,…
Trong bối cảnh nhu cầu và kỳ vọng của con người ngày càng cao, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải chuyên nghiệp và thấu hiểu tâm lý khách hàng để đáp ứng mong muốn của họ một cách tốt nhất.
Kinh doanh bán lẻ
Kinh doanh bán lẻ là loại hình phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, với mục tiêu đưa sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Loại hình này thường phục vụ cho khách hàng cá nhân, với lợi nhuận trên mỗi sản phẩm tương đối thấp nhưng bù lại là số lượng giao dịch lớn.
Các ví dụ điển hình bao gồm cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại. Các cửa hàng bán lẻ có thể chuyên về một loại sản phẩm cụ thể như vật liệu xây dựng hoặc thiết bị điện tử, hoặc bán đa dạng nhiều mặt hàng như một tạp hóa.
Kinh doanh sản xuất
Kinh doanh sản xuất là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm và sau đó phân phối chúng thông qua các đại lý, nhà phân phối hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Ví dụ, các công ty thời trang như Juno, Vascara sản xuất sản phẩm cho thương hiệu của mình. Hay các doanh nghiệp công nghệ như Apple, Samsung sản xuất điện thoại di động và các thiết bị khác.
Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) là hình thức kinh doanh mà trong đó, các doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Với mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa các công ty, tổ chức hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Các giao dịch thường có quy mô lớn và liên quan đến các đơn hàng với giá trị lớn. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2B phức tạp hơn và có thể kéo dài trong thời gian dài, đòi hỏi các bước thương thảo, xem xét hợp đồng kỹ lưỡng và chi tiết về cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa doanh nghiệp và cá nhân.
Với mô hình kinh doanh B2C, sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra hoặc cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Các giao dịch thường có quy mô nhỏ hơn và liên quan đến mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2C đơn giản hơn và có thể xảy ra nhanh chóng.
Mô hình kinh doanh C2C
Mô hình kinh doanh C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng hoặc môi trường trực tuyến. Trong mô hình này, các cá nhân sử dụng nền tảng trung gian để bán/ mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ nhau.
Với mô hình kinh doanh C2C, người tiêu dùng trở thành cả người bán và người mua. Họ có thể đăng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các trang website, ứng dụng di động hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mô hình kinh doanh C2B
Mô hình kinh doanh C2B (Consumer-to-Business) là hình thức kinh doanh trong đó, người tiêu dùng đóng vai trò là người bán và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp. Trong mô hình này, người tiêu dùng tạo ra giá trị và các doanh nghiệp mua sản phẩm/ dịch vụ đó từ họ.
Với mô hình kinh doanh này, người tiêu dùng tạo ra giá trị thông qua các hoạt động như viết bài đánh giá sản phẩm, tạo nội dung truyền thông, tham gia khảo sát hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên môn. Các doanh nghiệp sau đó tận dụng giá trị này để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược kinh doanh của mình.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một dạng tổ chức kinh doanh nhỏ, thường được điều hành bởi một cá nhân hoặc một gia đình. Hộ kinh doanh không phải là một đơn vị pháp nhân độc lập, mà chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp được coi là một thể thống nhất.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Họ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước, còn được gọi là công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp công lập, là một loại hình tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước sở hữu và điều hành. Trong mô hình này, nhà nước là chủ sở hữu và có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hoặc nhiều tổ chức, công ty hoặc cá nhân độc lập để thành lập và điều hành một doanh nghiệp chung. Trong doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia đóng góp vốn, tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để chia sẻ lợi ích và rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên
Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp có số lượng thành viên không vượt quá 50 người, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.
Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Công ty Hợp danh
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên (gọi là thành viên hợp danh) cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có một số thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn không tham gia vào việc điều hành công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp của họ.
Những ngành nghề bị hạn chế kinh doanh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số ngành nghề kinh doanh có thể sẽ bị hạn chế hoặc bị cấm vì một số lý do. Vậy những ngành nghề, lĩnh vực bị hạn chế hoặc bị cấm kinh doanh là gì? Cùng Diginext tìm hiểu ngay nhé!
Ngành nghề kinh doanh bị hạn chế
Căn cứ Điều 25 Luật Thương mại năm 2005, hàng hoá, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh trong Phụ lục II ban hành kèm Nghị định số 59/2006/NĐ-CP gồm:
- Hàng hoá: Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; hàng có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; hoá chất theo công ước quốc tế; thực vật, động vật hoang dã quý hiếm; thuốc lá điếu, xì gà; các loại rượu.
- Dịch vụ: Karaoke, vũ trường.
Ngành nghề kinh doanh bị cấm
Bên cạnh hàng hóa hạn chế kinh doanh thì tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 59/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh gồm:
- Hàng hoá: Vũ khí quân dụng; quân trang; các chất ma tuý; sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan; pháo (trừ loại được kinh doanh); đồ chơi nguy hiểm; thuốc thú ý cấm/chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; khoáng sản đặc biệt, độc hại…
- Dịch vụ: Mại dâm, tổ chức mại dâm; buôn bán trẻ em, phụ nữ; tổ chức đánh bạc, gá bạc; môi giới kết hôn hoặc nhận con nuôi… có yếu tố nước ngoài nhằm kiếm lời…
Lưu ý: Nếu pháp luật có sự thay đổi về các loại hàng hóa cấm hoặc hạn chế kinh doanh thì thực hiện và áp dụng theo sự thay đổi đó.
Những Hoạt động kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là một thách thức lớn mà hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp đều phải đối mặt. Sự thay đổi này diễn ra trên mọi lĩnh vực, từ tiếp thị, sản xuất, dịch vụ, tài chính đến quản lý.
Những yếu tố cần lưu ý trong kinh doanh số hóa:
- Hiểu rõ về chuyển đổi số: Nắm bắt các công nghệ như AI, IoT, Blockchain và Big Data để hiểu rõ tác động của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.
- Tập trung vào khách hàng: Sử dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm và giá trị cho khách hàng, đảm bảo họ luôn là trọng tâm.
- Đầu tư cho phân tích dữ liệu: Tận dụng Big Data và công cụ phân tích để đưa ra quyết định thông minh, hiểu rõ hành vi khách hàng và xu hướng thị trường.
- Cải thiện quy trình kinh doanh: Sử dụng tự động hóa và phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Bảo mật thông tin: Đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng.
- Học hỏi và điều chỉnh: Luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới và thích nghi để cải thiện hoạt động kinh doanh.
- Đổi mới và sáng tạo: Sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, tạo cơ hội cạnh tranh.
- Hợp tác cùng phát triển: Liên kết với các công ty công nghệ và đối tác để nhanh chóng tiếp cận công nghệ và nguồn lực mới.
Tham khảo thêm:
Kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi. Các doanh nghiệp có thể thực hiện hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ và đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ có cơ hội dẫn đầu trong kỷ nguyên số hóa.
Số hóa và chuyển đổi số đã trở thành yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực sau:
- Nâng cao kiến thức: Đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ về chuyển đổi số và tầm quan trọng của nó.
- Chuẩn bị nguồn lực: Đầu tư vào nguồn nhân lực và tài chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi.
- Lập kế hoạch chi tiết: Xây dựng lộ trình chuyển đổi cụ thể, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Diginext hân hạnh luôn được đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình số hóa và chuyển đổi số với hệ thống phần mềm công nghệ tiên tiến.
DIGINEXT là giải pháp tổng đài thông minh và giải pháp nhắn tin đa phương tiên DIGI SMS , cho phép doanh nghiệp quản lý các kênh dịch vụ khách hàng trên cùng một nền tảng. Với diginext, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai các chiến dịch gọi tự động để thông báo xác nhận đơn hàng, trạng thái giao hàng hoặc xử lý khiếu nại khách hàng. Tất cả thông tin liên quan, bao gồm ghi âm cuộc gọi, thông tin khách hàng và lịch sử liên hệ, đều được lưu trữ và mã hóa để dễ dàng tra cứu và quản lý.
Ngoài ra, Diginext tích hợp tính năng CRM ngay trong phần mềm hoặc có thể kết nối với các hệ thống CRM khác, giúp tiết kiệm chi phí khoảng 40% chi phí và tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng.
Kết Luận.
Bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết và rõ ràng kinh doanh là gì, các đặc điểm của kinh doanh, các loại hình kinh doanh và loại hình doanh nghiệp phổ biến cũng như các lưu ý quan trọng khi triển khai hoạt động kinh doanh. Diginext hy vọng rằng những thông tin trong bài viết là hữu ích và góp phần giúp quý bạn đọc bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext