Trong thời đại kinh doanh kết hợp công nghệ 4.0, mô hình D2C (Direct-to-Consumer) được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn. Do đó, nó trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, mô hình này là gì, tại sao nó lại quan trọng đến vậy với các doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Diginext tìm hiểu mô hình D2C là gì và 5 lưu ý cần nhớ trước khi triển khai D2C cho doanh nghiệp nhé.
Mô hình D2C là gì?
D2C (Direct-to-Consumer), nghĩa là tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Mô hình này phản ánh một chiến lược thương mại các doanh nghiệp sản xuất và tiếp thị sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng. Toàn bộ quá trình không thông qua các kênh truyền thống (cửa hàng bán lẻ truyền thống, nhà phân phối).
Trước đó, doanh nghiệp thường phải dựa vào các kênh trung gian như nhà bán lẻ, nhà phân phối hoặc đại lý để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của Internet, công nghệ số, ngày nay các doanh nghiệp có khả năng xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến riêng và tiếp cận trực tiếp với người dùng.
>> Xem thêm: Popup là gì? Cách tối ưu hóa Popup để tăng tỷ lệ chuyển đổi website
Lợi ích khi doanh nghiệp triển khai mô hình D2C là gì?
Khi nói đến việc tiếp cận thị trường và tương tác trực tiếp với khách hàng, mô hình D2C mở ra một loạt các ưu điểm hấp dẫn cho doanh nghiệp. Bằng cách loại bỏ các kênh trung gian truyền thống và tập trung vào việc tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp, mô hình đang trở thành một xu hướng phổ biến và ngày càng được ưa chuộng trong ngành kinh doanh. Vậy, điều làm nên sức hấp dẫn của mô hình D2C là gì?
Kiểm soát toàn diện
D2C cho phép các doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Toàn bộ quá trình không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào. Thay vì bị ràng buộc bởi các đối tác trung gian, doanh nghiệp có thể tự do đưa ra quyết định về sản phẩm, giá cả, trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng.
Tương tác trực tiếp người dùng
Mô hình D2C thiết lập một liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Điều này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Điển hình như thu thập thông tin khách hàng, phản hồi nhanh chóng và tương tác trực tiếp. Nhờ thông tin này, các doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng. Từ đó điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng đúng mong muốn của họ.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Mô hình Direct-to-Consumer mở ra cơ hội, giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm người dùng mạnh mẽ hơn. Bằng cách tương tác trực tiếp với khách hàng, điều chỉnh sản phẩm trên phản hồi từ họ. Thực hiện điều này có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó củng cố niềm tin và tăng cường khả năng tạo ra sự trung thành.
Giảm phí trung gian
Việc loại bỏ các bên trung gian cho phép các đơn vị giảm thiểu chi phí liên quan đến vận hành, tiếp thị và phân phối. Kết quả là, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn. Đồng thời, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.
Tăng tính cạnh tranh
Trên thị trường, D2C đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm soát toàn bộ quy trình kinh doanh và sử dụng công nghệ số, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới, tính cạnh tranh cao.
Lĩnh vực kinh doanh có thể áp dụng tốt mô hình D2C là gì?
Mô hình D2C có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, có một số ngành khi áp dụng mô hình này sẽ phát huy hiệu quả ở mức cao nhất. Điển hình như:
- Thời trang, làm đẹp: Các thương hiệu thời trang có thể tận dụng website, app và các kênh trực tuyến để hiển thị sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin và tạo mối quan hệ trực tiếp với người dùng.
- Công nghệ điện tử: Với mô hình D2C, các doanh nghiệp có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà bán lẻ truyền thống, tăng khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng. Từ đó, tăng tính cạnh tranh, tạo ra sản phẩm độc đáo, nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Thực phẩm, đồ uống: Mô hình cho phép doanh nghiệp tạo ra kênh trực tiếp để tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, cung cấp sản phẩm tươi ngon, chất lượng. Các brand có thể tạo trang web đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi, tương tác trực tiếp khách hàng.
- Đồ gia dụng: Mô hình bán hàng trực tiếp tới khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp khả năng kiểm soát toàn diện quy trình sản xuất, marketing. Doanh nghiệp có thể tận dụng website, kênh truyền thông xã hội, các nền tảng để giới thiệu sản phẩm, thu thập phản hồi người dùng.
Top 5 lưu ý khi triển khai mô hình D2C là gì?
Khi triển khai mô hình D2C, một số lưu ý quan trọng mà các đơn vị cần xem xét để đảm bảo thành công. Cụ thể như:
Nắm rõ đối tượng người dùng
Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mô hình D2C. Việc thu thập thông tin về đặc điểm, nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ giúp bạn phát triển sản phẩm và trải nghiệm phù hợp. Từ đó tăng cường mối liên hệ với khách hàng.
Xây dựng website, giao diện profile hấp dẫn
Trang web doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mô hình D2C. Do đó, doanh nghiệp nên đảm bảo rằng trang web được thiết kế chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng, có tốc độ tải trang nhanh và dễ dàng để mua hàng. Giao diện người dùng cần được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng. Đồng thời, mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.
Lên chiến lược Marketing kỹ thuật số
- Doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược Marketing trực tuyến như SEO, quảng cáo trực tuyến, email marketing và tạo nội dung hấp dẫn để mở rộng việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược Digital Marketing, Diginext cung cấp phần mềm trên nhiều kênh (Hotline, SMS, Zalo, Facebook…) để hỗ trợ quản lý và chăm sóc khách hàng, bao gồm:
- SMS Marketing: Diginext cung cấp hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp có thể sử dụng các tính năng hiện đại cho chiến lược SMS Marketing.
- Auto Call: Các cuộc gọi tự động để xác nhận đơn hàng, thông báo lịch hẹn, thăm dò ý kiến khách hàng, thông báo thanh toán,… được thiết kế bởi StringeeX để thay thế các cuộc gọi truyền thống.
- Tích hợp CRM: Với tích hợp sẵn mini CRM, Diginext cung cấp các tính năng quản lý liên quan đến khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc chăm sóc khách hàng.
Quản lý kho hàng & Giao nhận
Khi áp dụng mô hình này, việc quản lý kho hàng và quá trình giao nhận trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đảm bảo doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả, thực hiện các quy trình đóng gói và giao hàng chuyên nghiệp. Từ đó, chắc chắn khách hàng nhận được sản phẩm nhanh chóng, đúng hẹn.
>> Xem thêm: 7 lợi ích của mô hình D2C
Đo lường hiệu quả & Dễ cải thiện
Bằng cách sử dụng các chỉ số quan trọng, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của mô hình D2C. Các chỉ số như doanh số bán hàng, lợi nhuận, số lượng khách hàng mới và mức độ trung thành của khách hàng. Dựa trên các thông tin này, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp cải thiện liên tục, tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
Kết luận
Bằng việc tập trung và tuân thủ các hướng dẫn đã được đề cập, triển khai mô hình D2C có thể đạt được những thành công đáng kể cho các doanh nghiệp. Việc tiếp cận trực tiếp và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy tương tác trong thị trường hiện nay. Hy vọng rằng bài viết giúp bạn hiểu mô hình D2C là gì và những điều cần lưu ý khi triển khai mô hình.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm (Trụ sở Hà Nội)
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900.5055
- Chăm sóc khách hàng: 024.5555.1111/028.5555.1111
- Fanpage: DigiNext
- Email: Kinhdoanh@diginext.com.vn