Sensory Marketing – một chiến lược tiếp thị hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên áp dụng, bởi phương pháp này tác động trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách kích thích cả năm giác quan, phương pháp này giúp khách hàng cảm nhận sản phẩm và dịch vụ một cách chân thực nhất, từ đó tạo ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
1. Định nghĩa Sensory Marketing
Sensory Marketing là chiến lược tiếp thị đặc biệt trong chiến dịch marketing của mọi doanh nghiệp, thay vì sử dụng các yếu tố bên ngoài, Sensory marketing tác động trực tiếp đến các giác quan của khách hàng (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và xúc giác) để tạo ra những trải nghiệm mạnh mẽ và tuyệt vời nhất.
Sensory Marketing là gì?
Chiến lược Sensory Marketing giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ bằng toàn bộ các giác quan trên cơ thể. Sự chân thực của những cảm xúc đó sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm và sự trung thành của khách hàng dành cho sản phẩm và dịch vụ được nâng cao hơn.
>> Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược Marketing tập trung hiệu quả
2. 5 loại hình Sensory trong Marketing
2.1. Thị giác (Visual Marketing)
Con người tiếp nhận 80% thông tin qua thị giác, thị giác là yếu tố đầu tiên và là giác quan quan trọng nhất tạo ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng. Khi quan sát sản phẩm/ dịch vụ, khách hàng sẽ thường chú ý đến các yếu tố nổi bật như: màu sắc thương hiệu, thiết kế bao bì, ánh sáng và bố cục trưng bày sản phẩm trong cửa hàng.
Các yếu tố tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quyết định phần lớn việc khách hàng có chắc chắn lựa chọn mua hàng hay không. Nếu màu sắc và thiết kế càng hấp dẫn, phối màu càng đẹp mắt, tinh tế thì sẽ càng tạo thiện cảm cho khách hàng. Sự thư giãn và thoải mái khi quan sát những yếu tố trên sẽ làm khách hàng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn.
Thị giác (Visual Marketing)
2.2. Thính giác (Audio Marketing)
Âm thanh có thể ảnh hưởng lớn đến cảm nhận và tâm trạng của khách hàng. Khách hàng sẽ có thể bị chi phối cảm xúc khi nghe nhạc nền trong cửa hàng hoặc các âm thanh thương hiệu và bài nhạc quảng cáo của các doanh nghiệp. Những bản nhạc nhẹ nhàng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác thư thái và nhẹ nhõm, những bản nhạc sôi động sẽ tạo cho khách hàng cảm giác hào hứng và phấn khích.
Thính giác (Audio Marketing)
Các nhãn hàng lớn cũng thường xuyên sử dụng các bản nhạc thương hiệu để giúp khách hàng dễ nhận diện hơn. Những giai điệu đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp sẽ giúp ghi dấu ấn mạnh mẽ tới khách hàng, dễ dàng làm khách hàng liên tưởng tới thương hiệu mỗi khi nghe thấy, từ đó tăng hiệu quả tiếp thị.
2.3. Khứu giác (Olfactory Marketing)
Khứu giác (Olfactory Marketing)
Mùi hương có thể tác động trực tiếp tới não bộ và cảm xúc của khách hàng một cách nhanh nhất, một mùi hương đặc trưng của thương hiệu sẽ kích thích ký ức và cảm nhận của khách hàng dành cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Mỗi một loại mùi hương sẽ mang lại sức ảnh hưởng và dấu ấn thương hiệu khác nhau. Các nhãn hàng có giá trị cao như cửa hàng thời trang cao cấp sẽ sử dụng các loại nước hoa có mùi hương sang trọng, quý phái. Các nhãn hàng đồ ăn nhẹ như cửa hàng bánh ngọt thì sẽ sử dụng mùi hương dịu dàng, thơm ngọt nhẹ. Các cửa hàng thức ăn nhanh sẽ sử dụng chính mùi thơm của đồ ăn để thu hút khách hàng. Mùi hương sẽ kích thích hành vi mua hàng của khách hàng và có thể khiến khách hàng quay lại cửa hàng để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
2.4. Vị giác (Taste Marketing)
Vị giác là giác quan ít được sử dụng trong tiếp thị thương hiệu, nhưng đối với các nhãn hàng F&B như cửa hàng đồ ăn, thức uống thì đây lại là một yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định việc khách hàng có sử dụng sản phẩm và quay lại trong những lần sau hay không.
Vị giác (Taste Marketing)
Những thức uống và món ăn được chế biến hấp dẫn, có vị ngon đặc trưng của thương hiệu sẽ tạo cho khách hàng những dấu ấn khó phai, kích thích sự thèm ăn của khách hàng trong những lần sau và tạo sự trung thành của người tiêu dùng dành cho thương hiệu.
2.5. Xúc giác (Tactile Marketing)
Xúc giác đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Sensory Marketing, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và quyết định mua hàng của khách. Việc chạm, sờ vào hay nắm giữ sản phẩm sẽ giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về chất lượng và giá trị, từ đó thúc đẩy mong muốn sở hữu của khách.
Chẳng hạn, khi cầm một gói bánh, nếu bao bì dày dặn và chắc chắn, khách hàng sẽ có cảm giác tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm. Còn trong những ngành đặc thù như ngành thời trang, việc chạm tay vào vải để kiểm tra độ mềm mại, thoải mái, bền bỉ của chất vải cũng có thể là yếu tố quyết định khiến khách hàng đưa ra lựa chọn mua hàng.
Xúc giác (Tactile Marketing)
3. Lợi ích khi áp dụng Sensory Marketing cho doanh nghiệp
Sensory Marketing là chiến lược quan trọng giúp thương hiệu tạo dấu ấn mạnh mẽ. Nếu các giác quan được kích thích đúng cách và hiệu quả thì sẽ khiến khách hàng có ấn tượng sâu sắc hơn và một trải nghiệm tốt hơn. Dưới đây là những lợi ích chính khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược Sensory Marketing:
Lợi ích khi áp dụng Sensory Marketing cho doanh nghiệp
3.1. Tăng độ nhận diện thương hiệu
Sensory Marketing giúp thương hiệu ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn với khách hàng bằng trải nghiệm đa giác quan. Mỗi một loại giác quan sẽ mang lại cho khách hàng những ấn tượng riêng biệt dành cho doanh nghiệp.
Đối với thị giác, hình ảnh và màu sắc sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu và tự gợi nhớ tới nhãn hàng mỗi khi nhìn thấy những điều tương tự. Những giai điệu đặc trưng và mùi hương quen thuộc cũng rất quan trọng, các giác quan sẽ kích thích tâm trí, cảm xúc của khách dành cho sản phẩm và thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi càng mạnh mẽ.
3.2. Thúc đẩy mua hàng và tạo độ trung thành
Những trải nghiệm giác quan độc đáo sẽ tạo cho khách hàng những cảm xúc tích cực, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng và khiến khách hàng quay lại nhiều lần trong tương lai. Các giác quan sẽ tạo sự liên kết vô cùng chặt chẽ giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
Thúc đẩy khách hàng mua sắm và tạo độ trung thành
Những cảm xúc này không chỉ dừng lại ở những cảm xúc ngắn ngủi thoáng qua, mà còn lưu lại trong tâm trí khách hàng lâu dài. Những ấn tượng này sẽ giúp thương hiệu xây dựng được một tệp khách hàng quen và có thể tăng hiệu quả tiếp thị mạnh mẽ hơn nữa qua cả “tiếp thị truyền miệng”.
3.3. Tạo sự khác biệt so với đối thủ
Sensory Marketing sẽ giúp thương hiệu tạo ra bản sắc riêng và ghi dấu ấn riêng biệt giữa dòng chảy vô cùng lớn của hàng loạt các nhãn hàng đối thủ. Những trải nghiệm giác quan này sẽ không dễ dàng bị sao chép và sẽ đi theo thương hiệu trong một khoảng thời gian dài. Một chiến lược Sensory Marketing được thiết kế tốt và hiệu quả sẽ giúp thương hiệu chiếm giữ một vị trí vững chắc trên bản đồ thị trường.
4. Cách áp dụng Sensory Marketing vào doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược Sensory Marketing hiệu quả thì cần phải hiểu rõ về chiến lược tiếp thị này và sử dụng chiến lược này đúng cách. Dưới đây là những yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ khi áp dụng Sensory Marketing.
Cách áp dụng Sensory Marketing vào doanh nghiệp
- Hiểu khách hàng mục tiêu: Trong 5 giác quan thì không phải giác quan nào cũng sẽ được doanh nghiệp sử dụng, đối với từng thương hiệu khác nhau thì việc áp dụng chiến lược Sensory Marketing cũng sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần nghiên cứu xem giác quan nào tác động mạnh nhất đến những khách hàng tiềm năng của mình, ví dụ như đối với ngành thời trang là thị giác và xúc giác, đối với ngành đồ ăn thức uống sẽ là khứu giác và vị giác,…
- Xây dựng chiến lược phù hợp với thương hiệu: Sau khi đã nắm rõ được yếu tố giác quan quan trọng nhất và phản ánh đúng tinh thần thương hiệu, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp nhất dựa trên giác quan đó để thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch này.
- Kiểm tra và tối ưu liên tục chiến dịch: Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đánh giá các phản hồi của khách hàng để điều chỉnh chiến lược phù hợp và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Tạm kết
Sensory Marketing là một chiến lược tiếp thị đầy hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng vào chiến dịch marketing của mình. Phương pháp này không chỉ giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ mà còn góp phần xây dựng một tệp khách hàng trung thành với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu được khai thác đúng cách thì sự kết hợp hài hòa giữa năm giác quan sẽ trở thành một “vũ khí tối ưu”, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng một cách bền vững.