Theo Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) được Edwin Locke công bố vào năm 1960, khi nhân viên có mục tiêu và thử thách rõ ràng trong công việc thì họ sẽ tập trung và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Smart Goals giúp bạn định hướng rõ ràng lộ trình làm việc nhằm tối ưu hóa kết quả đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Mục tiêu SMART goals là gì. Vậy Smart goals là gì? Hãy cùng Diginext tìm hiểu giải thích ý nghĩa chi tiết và tham khảo các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
1. Smart goals là gì?
Smart goals thực chất là những nguyên tắc được thiết lập để định hình và thực hiện mục tiêu trong tương lai dựa trên những nguyên tắc thông minh. Bằng cách thiết lập mục tiêu theo những nguyên tắc này, bạn có thể định hướng các công việc, nhiệm vụ của mình trong tương lai một cách rõ ràng và hợp lý nhất.
Từ đó Smart goals cũng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những gì bạn muốn đạt được và đảm bảo rằng mục tiêu được đề ra có thể được hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
2. Smart goals có những yếu tố nào?
Vậy những yếu tố tạo nên một mục tiêu Smart goals ?
Smart goals được bao gồm 5 yếu tố tương ứng với 5 chữ cái trong từ SMART đó là: S – Specific, M – Measurable, A – Attainable, R – Realistic, T – Time bound.
2.1 Chữ S – Specific (simple, sensible, significant): Tính cụ thể, dễ hiểu
– Một mục tiêu thông minh đầu tiên phải được lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực thực hiện.
– Một trong những cách mà người ta thường dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng.
Ví dụ: Một mục tiêu của bạn trong 10 năm tới là mua một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa đủ cụ thể. Bạn hãy nhắm mắt lại, hình dung ra ngôi nhà tôi đang ở sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Có bao nhiêu phòng? Những vật dụng trang trí trong phòng gồm những thứ gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ được thiết kế như thế nào? Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.
2.2 Chữ M – Measurable (meaningful, motivating): Có thể đo lường được
– Nguyên tắc này hàm ý rằng mục tiêu phải được gắn liền với những con số. Nguyên tắc Smart goals đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được.
Chẳng hạn, bạn muốn có một nguồn thu nhập ổn định, thì “ổn định” với đối với bản thân bạn là như thế nào? Có thể là mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng hoặc hơn thế nữa?
Những con số cụ thể mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy thúc đẩy tinh thần, động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn. Nếu không, không những bạn không tạo cho mình niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung vào mục tiêu, mà còn cảm thấy chán nản, không được khích lệ và dễ dàng dẫn đến bỏ cuộc.
2.3 Chữ A – Atainable (agreed, achievable): Tính khả thi
– Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
– Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập ra cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản, qua loa mà bỏ qua cơ hội được thử thách với những điều to lớn hơn.
2.4 Chữ R – Realistic (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế
– Mục tiêu bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời so với thực tế. Bạn có thể tận dụng các nguồn lực của mình để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến.
2.5 Chữ T – Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): thiết lập thời gian
Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể để thực hiện. Nguyên tắc Smart goals này tạo cho bạn một cột mốc xác định thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình thực hiện, bạn biết được mình đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
3. Ý nghĩa của mục tiêu Smart goals
Mỗi nguyên tắc đặt mục tiêu Smart goals trên đều có ý nghĩa riêng của nó:
- Specific trả lời cho các câu hỏi: Bản thân đang hướng tới mục tiêu gì? Muốn đạt được điều gì sau khi hoàn thành mục tiêu? Thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
- Measurable trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức nào? Cần đạt được mức bao nhiêu?
- Achievable trả lời cho: Liệu bản thân có đạt được mục tiêu? Mục tiêu có khiến bản thân nản chí không? Có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện không?
- Realistic: Bản thân có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với tình hình thực tế?
- Time – bound có ý nghĩa: Mục tiêu thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?
4. Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART GOALS
Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART bám vào 5 thành phần Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound:
- Định hình ý định: Dựa vào những tiêu chí đã phân tích ở trên, hãy tiến hành định hình mục tiêu cho mình. Phải bám sát vào 5 thành phần S, M, A, R, T để có một mục tiêu thực tế, khả thi.
- Viết mục tiêu ra giấy: Viết những gì mình muốn thực hiện ra giấy rồi dán ở bất cứ nơi nào dễ nhìn và thường xuyên bắt gặp nhất. Cách làm này nhắc nhớ, tạo động lực cho chúng ta thực hiện mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho mục tiêu: Chia nhỏ mục tiêu ra bằng cách tính toán xem mỗi ngày/ tuần/ tháng cần phải làm những việc cụ thể gì, việc này nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách để đạt được mục tiêu.
Lưu ý là cần kiểm tra liên tục những ý định để biết được mình đang ở đâu trong hành trình thực hiện mục tiêu, đã đạt được bao nhiêu % kế hoạch, bao lâu nữa thì đạt được mục tiêu đề ra.
Phân chia đầu mục các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng cần thực hiện trước, việc gì đang bị chậm tiến độ thì cần làm ngay,… để kế hoạch diễn ra theo đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian đã đặt ra.
5. Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình SMART GOALS trong Marketing
5.1 Cụ thể hóa mục tiêu
Nhiều doanh nghiệp còn đặt các mục tiêu vĩ mô, mơ hồ và không có tính khả thi trong thực tế. Do đó, khi áp dụng đặt mục tiêu theo mô hình SMART GOALS trong Marketing sẽ giúp cụ thể hóa mục tiêu bằng những con số. Mục tiêu sẽ hiện ra trên một bức tranh tổng thể, rõ ràng, dễ bám sát để đạt được.
5.2 Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Nguyên tắc SMART giúp các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận để loại bỏ những mục tiêu không phù hợp. Mục tiêu theo mô hình SMART là cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. Do đó nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định chiến lược một cách tốt hơn.
5.3 Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu
SMART giúp các nhà quản trị dễ dàng đo lường được mục tiêu và mức độ hoàn thành công việc mà các nhân viên cần đạt được, đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện, khắc phục.
5.4 Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Nếu ví mục tiêu là nền tảng thì mục tiêu SMART chính là bàn đạp để giúp doanh nghiệp tìm ra con đường nhanh nhất. Mô hình mục tiêu SMART giúp nhân viên có định hướng rõ ràng hơn để hướng tới mục tiêu. Đồng thời nhà quản trị có thể đo lường, đánh giá năng lực nhân viên một cách chính xác.
Thực tế, không phải cứ tăng ca nhiều giờ mới thể hiện được người đó mang lại hiệu suất công việc tốt. Thay vào đó, khi đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, nhân viên sẽ tập trung hơn vào công việc, đưa ra những ý tưởng sáng tạo để mang lại hiệu quả cao, thay vì phải làm nhiều giờ trong sự mệt mỏi.
6. Kết luận.
Bài viết trên đây đã phân tích rất chi tiết và rõ ràng về xác định mục tiêu theo phương pháp Smart Goals. DigiNext mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp doanh nghiệp bạn phát triển hơn trong tương lai mang lại nhiều doanh thu cho công ty. Nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến công cụ CSKH có thể tham khảo thêm. DigiNext có các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động chăm sóc khách hàng với hệ thống đa kênh. Ngoài ra Diginext giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các kênh giao tiếp như Facebook Messenger, Zalo OA, Email, Hotline… thông qua một kênh duy nhất. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu quá trình chăm sóc khách hàng.
Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm sản phẩm của Diginext đang hỗ trợ doanh nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi được tư vấn chi tiết nhất nhé.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext