CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT - KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG
Thông Truyền 20/05/2025

Loading

Bounce rate là gì? Đạt bao nhiêu thì tốt?

Loading

Trong thế giới digital marketing, Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của website. Bạn có biết rằng một bounce rate cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nội dung chưa phù hợp hoặc giao diện kém hấp dẫn? Ngược lại, tỷ lệ thoát quá thấp đôi khi lại là do lỗi tracking?

Trong bài viết này, DigiNext sẽ cùng các bạn khám phá toàn diện về Bounce rate. Nếu bạn đang muốn tối ưu website, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.

1. Bounce rate là gì? Cách kiểm tra chỉ số Bounce rate đơn giản nhất

Cach-kiem-tra-chi-so-Bounce-rate

1.1. Khái niệm Bounce rate

* Bounce rate (tỷ lệ thoát) là tỷ lệ phần trăm người truy cập rời khỏi website sau khi chỉ xem một trang duy nhất mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào như: nhấp vào liên kết, điền form, hay chuyển sang trang khác.

Ví dụ: Nếu 100 người truy cập vào trang web của bạn, và 60 người rời đi ngay sau khi xem trang đầu tiên, thì Bounce rate là 60%

* Trường hợp truy cập nào không được tính Bounce rate?

Không phải tất cả các trường hợp truy cập chỉ xem một trang là Bounce rate. Dưới đây là một số trường hợp truy cập không được tính là Bounce rate:

– Người dùng xem video, nghe nhạc, tải tệp tin hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác có thể được theo dõi bằng Google Analytics. Trong trường hợp này, người dùng đã tương tác với nội dung của bạn.

– Người dùng nhập thông tin vào một biểu mẫu, nhấn nút gửi hoặc hoàn thành bất kỳ hành động nào khác có thể được theo dõi bằng Google Analytics.

1.2. Cách kiểm tra chỉ số Bounce rate

– Dùng Google Analytics: Vào Reports > Engagement > Pages and screens để xem Bounce rate của từng trang. Tại đây bạn có thể theo dõi tỷ lệ thoát theo từng bài viết, danh mục, nguồn truy cập,…

– Công cụ hỗ trợ khác: Ngoài Google Analytics, các nền tảng như Hotjar, Matomo cũng có thể cung cấp thông tin về tỷ lệ thoát và hành vi người dùng.

>>> Đọc thêm tại: https://diginext.com.vn/customer-churn-rate-va-cach-giam-ty-le-roi-di/

Bounce-rate-duoc-tinh-nhu-the-nao

2. Bounce rate trong Google Analytics được tính như thế nào

Từ Google Analytics 4 (GA4), Google đã thay đổi cách tính Bounce rate. Thay vì đơn thuần là người dùng “rời khỏi trang”, tỷ lệ thoát được tính dựa trên việc người dùng không có bất kỳ tương tác nào trong vòng 10 giây đến 60 phút.

* Công thức tính như sau: Bounce Rate = 100% – Engagement Rate

Ví dụ: Nếu Engagement rate (tỷ lệ tương tác) là 70%, thì Bounce rate sẽ là 30%

3. Lý do chỉ số Bounce rate thấp

Khi nhìn vào một website có bounce rate thấp, nhiều người thường mặc định đó là một dấu hiệu tích cực. Thực tế đúng là như vậy trong phần lớn trường hợp – nhưng không phải tỷ lệ thoát thấp lúc nào cũng tốt, nếu nó đến từ lỗi tracking hoặc hiểu sai bản chất. 

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến chỉ số bounce rate của một website ở mức thấp – và thật sự tích cực.

Ly-do-chi-so-Bounce-rate-thap

3.1. Nội dung hấp dẫn và đúng mục tiêu tìm kiếm

Khi người dùng tìm kiếm một chủ đề cụ thể và vào trang web của bạn, họ sẽ ở lại lâu hơn nếu nội dung:

– Cung cấp đúng thông tin họ đang cần

– Có chiều sâu, giải thích dễ hiểu, có ví dụ minh họa

– Được trình bày khoa học, dễ đọc

Việc này khiến họ có xu hướng tiếp tục cuộn trang, nhấn vào các liên kết nội bộ, hoặc thực hiện hành động nào đó – từ đó làm giảm bounce rate.

3.2. Trang web có thiết kế UX/UI tốt

Giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) tốt sẽ giúp người truy cập:

– Dễ dàng tìm được thứ họ cần

– Không bị rối mắt hoặc khó chịu khi đọc

– Tự nhiên muốn ở lại, khám phá thêm nội dung

Ví dụ: Menu điều hướng rõ ràng, font chữ dễ đọc, khoảng trắng hợp lý, màu sắc dễ chịu…

3.3. Có Call-to-Action (CTA) rõ ràng, hợp lý

CTA là yếu tố dẫn dắt người dùng hành động như:

– Đăng ký nhận tin

– Tải tài liệu

– Mua hàng

– Xem thêm các bài viết liên quan

Một CTA được bố trí thông minh sẽ khuyến khích người dùng tương tác thay vì rời đi, giúp giảm tỷ lệ thoát một cách hiệu quả.

3.4. Tốc độ tải trang nhanh

Tốc độ tải trang là yếu tố “chết người” trong trải nghiệm web. Theo nghiên cứu, hơn 50% người dùng sẽ thoát nếu trang mất quá 3 giây để tải. Do đó, nếu trang web của bạn tải nhanh, bạn sẽ giữ chân người truy cập lâu hơn – và bounce rate chắc chắn sẽ thấp hơn.

3.5. Nguồn traffic chất lượng cao

Khi bạn có chiến lược thu hút traffic đúng cách – từ SEO, quảng cáo đúng đối tượng, email marketing chất lượng – bạn sẽ thu hút được người dùng thực sự quan tâm, từ đó:

– Họ ở lại lâu hơn

– Thực hiện nhiều tương tác hơn

– Giảm tỷ lệ Bounce rate

* Lưu ý: Bounce rate thấp không phải lúc nào cũng tốt

Trong một số trường hợp, bounce rate rất thấp (dưới 10%) có thể là dấu hiệu:

– Cài đặt Google Analytics sai (gắn mã theo dõi nhiều lần, gây ra lỗi đo lường)

– Trang có mã redirect tự động, làm Google Analytics hiểu là người dùng chuyển trang

– Sử dụng sự kiện tương tác không đúng, ví dụ: cuộn chuột cũng được tính là tương tác, gây hiểu lầm về engagement

– Vì vậy, cần kiểm tra kỹ tracking trước khi kết luận bounce rate thấp là dấu hiệu tốt.

4. Bounce rate đạt bao nhiêu thì tốt

Bounce-rate-dat-bao-nhieu-thi-tot

Tùy theo ngành nghề và loại hình website mà tỷ lệ bounce rate được đánh giá khác nhau:

Loại Website

Bounce rate tốt

Blog

70% trở xuống

Website thương mại điện tử

20% – 40%

Trang đích (Landing Page)

30% – 50%

Trang tin tức

40% – 60%

Trang giới thiệu công ty

30% – 50%

* Lưu ý: Tỷ lệ quá thấp (dưới 20%) có thể là dấu hiệu của lỗi đo lường hoặc cài đặt sai tracking.

5. 6 cách tối ưu chỉ số Bounce rate hiệu quả

Dưới đây là những cách thực tế và đã được chứng minh giúp bạn giảm tỷ lệ thoát, giữ chân người dùng lâu hơn trên website:

6.1. Tối ưu tốc độ tải trang

Trang web tải chậm là lý do hàng đầu khiến người dùng rời đi. Hãy nén ảnh, dùng hosting chất lượng, hạn chế mã JavaScript không cần thiết và tối ưu mã nguồn để giữ tốc độ tải dưới 3 giây.

6.2. Đầu tư vào tiêu đề và mô tả hấp dẫn

Tiêu đề bài viết cần rõ ràng, hấp dẫn và đánh trúng nhu cầu người tìm kiếm. Mô tả đầu bài phải lôi cuốn để giữ người đọc ở lại thay vì thoát ra ngay lập tức.

6.3. Tăng chất lượng nội dung

Nội dung cần đúng trọng tâm, dễ hiểu, có dẫn chứng hoặc ví dụ minh họa. Tránh tình trạng viết dài dòng nhưng thiếu thông tin hữu ích. Sử dụng đoạn văn ngắn, chia nhỏ nội dung bằng heading, bullet points và đảm bảo website hiển thị tốt trên điện thoại, tablet.

6.4. Bổ sung liên kết nội bộ thông minh 

Chèn link đến các bài viết liên quan sẽ giúp người đọc khám phá thêm nội dung, từ đó tăng thời gian trên trang và giảm bounce rate.

6.5. Đặt CTA đúng lúc, đúng chỗ

Kêu gọi hành động nên đặt sau khi người dùng đã nắm được thông tin chính. Các CTA như “xem thêm”, “đăng ký nhận tin”, “dùng thử miễn phí” nên rõ ràng và dễ bấm.

6.6 Theo dõi và điều chỉnh thường xuyên

Sử dụng Google Analytics để xác định trang nào có bounce rate cao, từ đó phân tích nguyên nhân và cải thiện từng yếu tố một cách cụ thể.

6-cach-toi-uu-chi-so-Bounce-rate-hieu-qua

Tạm kết

Bounce rate không chỉ là con số, mà là chỉ báo chất lượng của một website. Hiểu rõ bounce rate là gì, cách đo lường, nguyên nhân và cách cải thiện sẽ giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng chuyển đổi và nâng cao hiệu quả marketing.

Nếu bạn đang loay hoay vì tỷ lệ thoát cao, hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong nội dung, tốc độ tải trang và điều hướng người dùng. Tỷ lệ bounce rate lý tưởng không phải là 0%, mà là phù hợp với mục tiêu website và hành vi người dùng.

HỖ TRỢ DỊCH VỤ

Các câu hỏi về Tư vấn lắp đặt Hệ thống cấp không khí sạch của bạn?

Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Messenser
Hotline
Sms
Back To Top