Chatbot là ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và tạo ra kịch bản nó là một công cụ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và đời sống thường ngày của con người trên các nền tảng số hóa. Hãy cùng Diginext tìm hiểu chi tiết về công nghệ Chatbot qua nội dung bài viết sau đây.
1.Chatbot là gì?
Chatbot là một chương trình ứng dụng được trí tuệ nhân tạo được thiết kế nhằm mô phỏng lại các cuộc trò chuyện với người dùng thông qua nền tảng internet. Chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ (NLP) để hiểu các câu hỏi và tự động trả lời cho khách hàng.
Lợi ích và hạn chế của Chatbot là gì?
Chatbot là một cánh tay hay công cụ vô cùng thông minh tiếp nhận thông tin, phân tích câu hỏi và phản hồi chính xác những gì mà người dùng mong muốn. Không chỉ dựa vào các luồng kịch bản Chatbot đang có sẵn do con người tạo ra, Chatbot còn có khả năng tự học hỏi từ chính khách hàng để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi ngoài phân vùng dữ liệu được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Chatbot cũng là một sản phẩm của công nghệ tương lai, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối con người với phần mềm có tính chất tự động. Tính ứng dụng của công nghệ Chatbot rất cao, trong nhiều việc tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Chatbot có ở khắp mọi nền tảng công nghệ, từ loa thông minh hay những thiết bị thông minh tại nhà cho đến các ứng dụng cho phép nhắn tin ở nơi làm việc. Việc kết nối với Chatbot ngày nay cũng khá dễ dàng ngay trên các ứng dụng phổ biến chẳng hạn như Siri của Apple, Google Assistant và Amazon Alexa.
Bên cạnh những lợi ích trên, hầu hết công cụ Chatbot hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
- Nội dung phản hồi bị giới hạn, thiếu tính linh hoạt
- Khách hàng có thể thấy nhàm chán với những trả lời máy móc, lặp lại
- Tốn nhiều chi phí cho những lập trình phức tạp
- Không phải doanh nghiệp nào hay tất cả các lĩnh vực đều có thể sử dụng Chatbot.
6 loại Chatbot được sử dụng phổ biến cho doanh nghiệp
1.Chat GPT
Chat GPT là một trong những công cụ chatbot AI được nghiên cứu và phát triển bởi công ty OpenAI với mục tiêu dựa trên các đối thoại nguyên mẫu để hiểu được và phản hồi các ngôn ngữ tự nhiên bằng ngôn ngữ tự nhiên, giống như 2 con người đang đối thoại trực tiếp với nhau. Phạm vi trao đổi thông tin của Chat GPT được giới thiệu là không giới hạn.
2.Chatbot bán hàng
Chatbot bán hàng được sử dụng như một công cụ hỗ trợ bán hàng 24/7. Chatbot bán hàng được cập nhật liên tục, giúp bạn không bị bỏ sót khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của Chatbot bán hàng là dễ sử dụng. Chatbot bán hàng không dùng các phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ có block tương tác (text/image/gallery,…) để tương tác với khách hàng.
3.Chat bot chăm sóc khách hàng
Loại Chat_bot thường được dùng trong các trung tâm chăm sóc khách hàng sử dụng để trả lời các vấn đề các câu hỏi theo kịch bản hoặc dữ liệu có sẵn.
Đối với những câu hỏi đơn giản, Chat_bot sẽ tự động trả lời. Với các câu hỏi phức tạp, Chat_bot sẽ chuyển đến nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết. Trong quá trình hoạt động, Chat_bot sẽ tự học các câu hỏi để đưa ra những câu trả lời phù hợp với thực tế hơn kho dữ liệu.
Trong khi đó, nếu chỉ phân loại dựa trên nền tảng đàm thoại thì Chat_bot có các dạng chủ yếu bao gồm: Facebook Messenger, Website, Slack, Telegram,…
Ngoài ra, bạn có thể phân loại Chat_bot theo nền tảng AI Chat_bot hoặc dựa trên những trải nghiệm người dùng.
Xem thêm :Top giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh !
4.Chat_bot trò chuyện
Loại Chat_bot này hoạt động thông qua dữ liệu có sẵn và được tạo kịch bản. Theo tôi nhận định, đây là loại Chat_bot phổ biến nhất hiện nay. Khi khách truy cập đặt câu hỏi, phần mềm sẽ cho phép đưa ra các tùy chọn liên quan. Họ sẽ nhấp lựa chọn mục tương ứng có thể đáp ứng được tìm kiếm. Sau đó, Robot sẽ đưa ra câu trả lời liên quan với các thông tin vừa nhấp vào.
Tuy nhiên, đôi khi người dùng sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi, nhiều tùy chọn mới có thể tìm được yêu cầu những gì mình cần. Yêu cầu của khách hàng sẽ được giải đáp với tốc độ chậm. Đối với câu hỏi không được lập trình sẵn , Robot có thể không trả lời được, hoặc thiếu chính xác.
5.Chat_bot theo từ khóa
Dùng công nghệ Machine Learning để có thể xử lý các truy vấn người dùng. Những con Robot này được huấn luyện để hiểu những cụm từ liên quan đến câu hỏi. Nhờ đó, Robot có thể hiểu được mục đích của người dùng khi gặp phải những cụm từ này. Sau đó, nó sẽ trả về kết quả phù hợp. Ưu điểm của hình thức này là không đưa ra những tùy chọn khuôn mẫu.
6.Chat_bot theo ngữ cảnh
Đây là loại Chat_bot được ứng dụng từ lập trình hoạt động nhờ sự kết hợp giữa ngôn ngữ Natural Language Processing – xử lý ngôn ngữ tự nhiên, AI – trí tuệ nhân tạo và công nghệ Machine Learning – học máy. Nó hoạt động dựa trên thuật toán việc ghi nhớ lại sở thích, bối cảnh của khách hàng truy cập từ các cuộc trò chuyện ở trước đó. Điều này cho phép Chat_bot có thể đưa ra phản hồi phù hợp nhất với các truy vấn của khách hàng.
Tổng kết
Như vậy Diginext đã chia sẻ những thông tin giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Chatbot là gì? Cũng như 6 loại chatbot phổ biến được sử dụng trong doanh nghiệp hiện nay. Ngoài những thông tin trên nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm sản phẩm của Diginext đang hỗ trợ doanh nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi được tư vấn chi tiết nhất nhé.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext