Chiến lược xâm nhập thị trường có lẽ là một khái niệm đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp khởi nghiệp hay các công ty có định hướng phát triển ở một lĩnh vực mới. Vậy chiến lược thâm nhập thị trường của năm 2024 là gì ? Hãy cùng DIGINEXT tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thâm nhập thị trường là gì?
Thâm nhập thị trường là quá trình mà doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ của mình vào một thị trường mới, nơi mà họ chưa từng hoạt động kinh doanh trước đó. Đánh giá mức độ thâm nhập thị trường dựa trên tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ so với tiềm năng thị trường, điều này áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thị trường quốc tế.
Quá trình thâm nhập thị trường đòi hỏi nhiều công sức, nguồn lực cùng một chiến lược kinh doanh cẩn thận. Nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mới, bao gồm văn hóa, đối thủ cạnh tranh, sở thích của khách hàng, quy định pháp lý, rủi ro,…
Chiến lược thâm nhập thị trường – Market Penetration là quá trình mà một công ty nhằm tăng thị phần bằng cách tiếp cận các thị trường mới và tận dụng sản phẩm hiện có của mình. Thông qua các hoạt động tiếp thị, doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm/dịch vụ vào thị trường mới với mục tiêu làm tăng thị phần.
Nói một cách đơn giản, chiến lược thâm nhập thị trường là quá trình doanh nghiệp thành công trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ của mình vào thị trường mới. Mức độ thâm nhập thị trường được đo bằng tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ so với tổng quy mô thị trường cho sản phẩm đó.
Khi nào doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường.
Doanh nghiệp nên triển khai chiến lược thâm nhập thị trường cùng chiến lược kinh doanh khi muốn:
- + Mở rộng phạm vi kinh doanh: Thâm nhập thị trường giúp mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
- + Tiếp cận khách hàng mới: Thị trường mới mang lại cơ hội tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng mới, tăng cơ hội bán hàng.
- + Tăng cường độ cạnh tranh: Thâm nhập thị trường và mở rộng quy mô giúp doanh nghiệp tăng cường lợi thế so với các đối thủ cùng ngành.
- + Đáp ứng nhu cầu thị trường: Thị trường luôn biến đổi, do đó doanh nghiệp cần thâm nhập thị trường mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- + Các nguồn lực mới: Môi trường mới cung cấp nguồn nhân lực, nguyên liệu, vật tư, công nghệ mới.
Những chiến lược thâm nhập thị trường trong năm 2024.
Dưới đây là những chiến lược thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khá quen thuộc và được áp dụng nhiều hiện nay:
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường:
Định giá chiến lược thâm nhập thị trường là việc doanh nghiệp giảm giá sản phẩm/dịch vụ so với giá cả phổ biến trên thị trường hiện tại, nhằm khuyến khích mua hàng, mở rộng thị trường và tăng mức độ tiêu thụ. Chiến lược này thường phù hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
Chiến lược tăng giá:
Khi giá nguyên vật liệu tăng hoặc chiến lược định vị sản phẩm thay đổi, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược tăng giá để tăng lợi nhuận. Điều này đặc biệt phù hợp khi cầu vượt quá cung trên thị trường.
Chiến lược giảm giá:
Khi cung lớn hơn cầu, giảm giá sản phẩm/dịch vụ có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và giữ vững hoặc tăng thị phần cho doanh nghiệp.
Tăng cường quảng cáo:
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận rộng rãi khách hàng tiềm năng.
Mở rộng kênh phân phối:
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, doanh nghiệp cần mở rộng các kênh phân phối. Tuy nhiên, việc quản lý các kênh này cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức.
Cải tiến sản phẩm:
Cải tiến sản phẩm là việc cải thiện mẫu mã, chất lượng, tính năng để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng như sự biến đổi của thị trường.
Chiến lược khuyến mãi:
Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá, quà tặng kèm để thu hút khách hàng. Chiến lược này được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chiến lược này đều đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý, từ việc xử lý đơn hàng đến bảo đảm chất lượng sản phẩm và quản lý thời gian.
Những bước để xâm nhập thị trường
Vậy khi xâm nhập thị trường, các doanh nghiệp nên làm gì và làm như thế nào? Dưới đây là 7 bước giúp các doanh nghiệp xâm nhập thị trường một cách dễ dàng và hiệu quả:
Bước 1: Nghiên cứu quy mô thị trường
Trước hết, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu về quy mô thị trường, tức là lượng sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ trong thị trường mục tiêu. Việc này giúp doanh nghiệp đánh giá tính hấp dẫn của thị trường, xem liệu nó có đủ lớn để phát triển sản phẩm/dịch vụ mới không, và liệu có đáng đầu tư hay không.
Bước 2: Phân đoạn thị trường
Sau khi hiểu về quy mô thị trường, doanh nghiệp cần phân tích thị trường thành các phân khúc khác nhau. Mục tiêu là để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng cụ thể, từ đó tạo ra các chiến lược thích hợp để tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Dựa trên phân tích phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ chọn ra thị trường mục tiêu có tiềm năng sinh lời và phát triển. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như sức hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình.
Bước 4: Định vị và định giá sản phẩm
Định vị sản phẩm là quá trình xác định và phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường. Định giá sản phẩm là quá trình quyết định giá của sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố như giá vốn, nhu cầu thị trường và mục tiêu lợi nhuận.
Bước 5: Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp cần chọn ra chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp nhất để tiến hành quá trình này một cách hiệu quả. Đồng thời, cũng cần xem xét việc kết hợp các chiến lược khác nhau để tăng khả năng thành công.
Bước 6: Triển khai chiến dịch Marketing
Sau khi xác định chiến lược thâm nhập, doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch Marketing để tăng thị phần và tạo ra nhận thức về sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Điều này có thể bao gồm cải thiện hoặc đa dạng hóa kênh tiếp thị, tiếp cận khách hàng mới và phát triển các phân khúc thị trường mới.
Bước 7: Thu thập phản hồi và cải tiến
Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần liên tục thu thập phản hồi từ khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Các thông tin này cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh và cải tiến sản phẩm/dịch vụ để phản ánh đúng nhu cầu của thị trường.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin rất chi tiết để giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi chiến lược thâm nhập thị trường là gì và có những chiến lược thâm nhập như thế nào. Các doanh nghiệp lưu ý cần phải xác định rõ mục đích, mục tiêu khi xâm nhập thị trường để tránh bị lan man và lãng phí công sức.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động thâm nhập thị trường sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như với hoạt động chăm sóc khách hàng để tạo dựng mối quan hệ cũng như hiểu họ hơn sẽ đạt được hiệu quả cao cũng như tiết kiệm chi phí hơn nếu doanh nghiệp sử dụng các phần mềm hỗ trợ CSKH.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm Giải pháp tin nhắn DIGISMS và phần mềm quản lý khách hàng CRM Diginext giúp cải thiện việc quản lý, chăm sóc khách hàng dễ dàng. Để được tư vấn và hỗ trợ, bạn vui lòng để lại số điện thoại, đội ngũ Diginext sẽ tư vấn cho bạn ngay hôm nay.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext