CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT - KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG
Thông Truyền 17/12/2024

Công nghệ Voice Biometrics cuộc chơi công nghệ bảo mật bằng giọng nói của các call center

Hệ thống an ninh mạng hiện tại dần kiên cố với các lớp “tường lửa”, tội phạm công nghệ cao dần chuyển hướng tấn công sang những “mắt xích bảo mật” yếu hơn, nơi mà các doanh nghiệp thường “bỏ quên” nhiều nhất call center. Từ đó sịnh ra công nghệ Voice Biometrics, được gọi sinh trắc học giọng nói, là công nghệ sử dụng những đặc biệt độc đáo này để xác minh danh tính con người an toàn và tiện lợi. Hãy cùng DIGINEXT tìm hiểu sâu hơn Voice Biometrics và các ứng dụng từ công nghệ thú vị này. 

1.Công nghệ Voice Biometrics là gì?

Công nghệ sinh trắc học giọng nói đã được khám phá và bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1936. Tuy nhiên các hệ thống này khá thô sơ, chỉ đơn thuần mang khả năng nhận diện giọng nói con người và chỉ hiểu các âm từ đơn giản. Nhưng nhờ vào sự phát triển của các thuật toán máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) của những năm gần đây, công nghệ sinh trắc học giọng nói mới thực sự phát triển mạnh mẽ và có độ chính xác cao. 

cong-nghe-voice-biometrics-la-gi

Voice Biometrics là công nghệ sử dụng các đặc điểm độc nhất trong giọng nói của con người để nhận diện hoặc xác minh danh tính. Giọng nói của mỗi người được tạo nên bởi hai yếu tố chính:

  • Đặc điểm sinh học: Bao gồm hình dạng thanh quản, họng, mũi, miệng, và cách các bộ phận này hoạt động khi phát âm.

  • Đặc điểm hành vi: Gồm ngữ điệu, tốc độ nói, nhễu điệu, và cách nhấn nhá trong giọng nói.

Công nghệ Voice Biometrics  có thể sánh ngang với các phương thức bảo mật khác như dấu vân tay hoặc quét mống mắt.

2.Nguyên lý hoạt động của Voice Biometrics.

Tương tự như sinh trắc học vân tay, công nghệ Voice Biometrics hoạt động cần có 4 bước quan trọng:Thu thập giọng nói, Trích xuất đặc điểm giọng nói, Tạo mẫu giọng nói (Voiceprint),So sánh và xác minh:

  • Bước 1:Thu thập giọng nói:

    • Giọng nói của người dùng được ghi lại qua một thiết bị (như microphone, điện thoại di động).

    • Người dùng thường được yêu cầu đọc một câu hoặc cụm từ cố định.

  • Bước 2:Trích xuất đặc điểm giọng nói(Voiceprint Extraction)

    • Hệ thống sử dụng các thuật toán AI để phân tích giọng nói.

    • Các đặc điểm sinh học và hành vi được trích xuất và chuyển đổi thành dữ liệu số

Công-nghệ-Voice-Biometrics-Explain-that-Stuff

  • Bước 3: Tạo mẫu giọng nói (Voiceprint):

    • Các đặc điểm trích xuất được dùng để tạo ra một mẫu giọng nói duy nhất.

    • Voiceprint được lưu trữ và bảo mật trong cơ sở dữ liệu.

  •  Bước 4: So sánh và xác minh:

    Khi tác vụ xác thực giọng nói xuất hiện, hệ thống so sánh giọng nói mới với Voiceprint đã lưu người dùng cũng thực hiện lại bước đọc thoại cụm từ bảo mật và được hệ thống ghi nhận lại dưới dạng mô hình giọng nói Voiceprint. 

    Sau đó, phần mềm sẽ sử dụng các thuật toán để đối chiếu Voiceprint vừa được thu thập với mô hình âm giọng được lưu trữ trước đó. Nếu 2 mẫu giọng nói được xác nhận giống nhau thì phần mềm sẽ đưa ra quyết định hành động tiếp theo, như mở khóa điện thoại, và ngược lại. 

    • Nếu tỷ lệ khớp đạt ngưỡng cho phép, hệ thống xác minh danh tính thành công.

3.Ưu điểm và nhược điểm của Voice Biometrics.

Voice biometrics là một công nghệ tiên tiến và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ đăng nhập, xác thực người dùng đến phát hiện giả mạo giọng nói. Tuy nhiên, như mọi công nghệ khác, voice biometrics cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

3.1. Ưu điểm của công nghệ Voice Biometrics.

  • Đầu tiên, voice biometrics có tính chính xác cao. Giọng nói là đặc điểm cá nhân riêng biệt không thể giả mạo được, do đó công nghệ này cho phép xác thực người dùng một cách chính xác và đáng tin cậy.
  • Thứ hai, voice biometrics cực kỳ tiện lợi. Người dùng có thể sử dụng giọng nói của mình để đăng nhập hoặc xác thực thông tin chỉ trong vài giây mà không cần phải nhập mật khẩu hay sử dụng thiết bị đeo tay, điện thoại di động.
  • Thứ ba, voice biometrics có tính bảo mật cao. Dữ liệu giọng nói được mã hóa và lưu trữ một cách an toàn, giúp người dùng tránh được những rủi ro liên quan đến việc lộ thông tin cá nhân.
  • Thứ tư, voice biometrics là một công nghệ rất tiết kiệm thời gian và giảm thiểu tác động đến môi trường, bởi người dùng không cần phải sử dụng nhiều thiết bị, tài liệu hay hình ảnh để xác thực danh tính của mình.

3.2. Nhược điểm của công nghệ Voice Biometrics.

Tuy ưu điểm của công nghệ voice biometrics nhiều nhưng nó  cũng có nhược điểm riêng của nó.

Công nghệ voice biometrics này còn khá mới và chưa được sử dụng rộng rãi, do đó việc triển khai và tích hợp vào hệ thống hiện có có thể gặp nhiều khó khăn. Về tốc độ xử lý của voice biometrics có thể chậm hơn so với các phương pháp xác thực thông thường như mật khẩu hay mã PIN. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng khi họ muốn đăng nhập vào hệ thống một cách nhanh chóng.

cong-nghe-voice-biometrics-nhuoc-diem-digi

Voice biometrics có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và trạng thái sức khỏe của người dùng. Nếu người dùng bị ốm hoặc giọng nói bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hoặc trầm cảm, độ chính xác của hệ thống sẽ giảm đi đáng kể.

Cuối cùng, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu giọng nói cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Dữ liệu này có thể bị đánh cắp hoặc lộ ra ngoài, đặc biệt là trong trường hợp bị tấn công bởi hacker hoặc phần mềm độc hại.

Công nghệ voice biometrics là một công nghệ tiên tiến và đầy tiềm năng, tuy nhiên cần được sử dụng và áp dụng một cách cẩn thận và đảm bảo tính bảo mật để tránh những hậu quả không mong muốn.

4. Ứng dụng của công nghệ Voice Biometrics.

Công nghệ Voice biometrics được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

4.1 Lĩnh vực tài chính ngân hàng

Trong lĩnh vực tài chính,công nghệ voice biometrics được sử dụng để xác thực các giao dịch tài chính như chuyển khoản tiền, thanh toán trực tuyến, và mở tài khoản mới. Với công nghệ này, các tổ chức tài chính có thể đảm bảo tính bảo mật của thông tin người dùng và ngăn chặn các hành vi lừa đảo.

cong-nghe-voice-biometrics-ngan-hang

4.2 Lĩnh vực y tế

Công nghệ voice biometrics cũng được sử dụng trong lĩnh vực y tế để xác thực danh tính của bệnh nhân và cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến an toàn hơn. Việc xác thực giọng nói của bệnh nhân cũng có thể giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn về thông tin bệnh tật và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

voice-biometrics-y-te-dg

Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số lĩnh vực y tế cho doanh nghiệp

4.3 Tích hợp công nghệ viễn thông

Voice biometrics cũng được sử dụng trong lĩnh vực điện toán đám mây, cho phép người dùng đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hệ thống xác thực giọng nói cũng có thể được tích hợp với các thiết bị di động, giúp người dùng tiện lợi hơn khi sử dụng các ứng dụng di động.

4.4 Tích hợp công nghệ an ninh quân sự.

Công nghệ voice biometrics cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực an ninh và quân sự, để xác thực danh tính và giám sát hoạt động của các nhân viên quan trọng. Điều này giúp nâng cao tính bảo mật và ngăn chặn các hành vi phản bội trong các tổ chức quân sự và an ninh.

cong-nghe-voice-biometrics-quan-su

5 Triển vọng của công nghệ voice biometrics

Voice biometrics đang trở thành một trong những công nghệ đột phá trong lĩnh vực xác thực nhận dạng người dùng, đặc biệt là trong các ứng dụng an ninh và tài chính. Triển vọng của voice biometrics là rất lớn bởi vì nó mang lại nhiều tiện ích và tính bảo mật cao, trong khi vẫn giữ được tính tiện dụng và hiệu quả.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và máy học, các hệ thống voice biometrics có thể dễ dàng học và phân tích giọng nói của người dùng để xác thực nhận dạng. Hơn nữa, công nghệ voice biometrics có thể được tích hợp vào các thiết bị di động như điện thoại thông minh, đem lại tiện ích cho người dùng.

trien-vong-cong-nghe-voice-biometrics-dg

Tuy nhiên, để triển khai hệ thống voice biometrics đòi hỏi sự đầu tư về kinh phí và cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, nếu giọng nói của người dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như bệnh tật, thay đổi tâm trạng, hoặc môi trường ồn ào, thì độ chính xác của hệ thống sẽ bị giảm.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và sự quan tâm ngày càng tăng của các tổ chức về bảo mật thông tin, voice biometrics sẽ tiếp tục phát triển và mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết và rõ ràng Công nghệ Voice Biometrics, các đặc điểm của Công nghệ Voice Biometrics. Cung như các ưu nhược điểm công nghệ này dành cho doanh nghiệp . Diginext hy vọng rằng những thông tin trong bài viết là hữu ích và góp phần giúp quý bạn đọc bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và đạt hiệu quả cao. 

Mọi thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT

  • Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm 
  • Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận 
  • Hotline: 1900 5055.
  • Fanpage: DigiNext 

 

 

 

 

HỖ TRỢ DỊCH VỤ

Các câu hỏi về Tư vấn lắp đặt Hệ thống cấp không khí sạch của bạn?

Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Messenser
Hotline
Sms
Back To Top