Trí tuệ nhân tạo – Artificial intelligence (AI) và Tự động hóa – Robotic Process Automation (RPA) đều là công nghệ cao có thể tự động thực hiện nhiệm vụ nhưng chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh.
Bạn cần nhận biết giữa tự động hóa và trí tuệ nhân tạo khách biệt ở đâu để tránh việc áp dụng không hiệu quả. Vì cả hai hình thức công nghệ này đều có điểm mạnh riêng, nên chúng không thể thay thế cho nhau. Thay vào đó, việc sử dụng kết hợp sẽ giúp tự động hoá các quy trình kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất.
1. Tự động hoá là gì?
Tự động hoá là phần cứng hoặc phần mềm đã được cài đặt những quy trình sẵn để thực hiện mọi thứ tự động nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ sự can thiệp của con người.
Nói tóm lại, tự động hoá là cách con người khiến máy móc lặp đi lặp lại một quy trình có sẵn một cách hiệu quả và nhất quán, đơn giản hơn trí tuệ nhân tạo.
Một số ví dụ thực tế về tự động hoá gồm ứng dụng thanh toán, hệ thống rửa xe tự động, máy pha cà phê, ứng dụng mua sắm, hệ thống đỗ xe tự động.
2. Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là một hệ thống thông minh, có khả năng học hỏi, phân tích tình huống thông qua dữ liệu và đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người.
Nó được tích hợp vào máy móc hoặc phần mềm để mô phỏng phần nào đó hành vi và trí thông minh của con người, thay thế họ giải quyết vấn đề và công việc.
Một số bộ máy được tích hợp trí óc thông minh có thể kể đến gồm máy tính, điện thoại, máy bay không người lái, robot hút bụi, hay ô tô tự lái.
3. Khác biệt giữa tự động hoá và trí tuệ nhân tạo.
Khả năng mở rộng
Cả hai đều có thể mở rộng để tự động hoá các quy trình kinh doanh lớn và phức tạp hơn. Tuy nhiên khả năng mở rộng của AI tốt hơn vì nó có thể học hỏi từ dữ liệu và phản hồi.
Còn tự động hóa sẽ yêu cầu lập trình bổ sung hoặc điều chỉnh thu công để xử lý các quy trình mới.
Tích hợp
AI và RPA cả hai đều có thể tích hợp vào nhiều hệ thống và ứng dụng phần mềm nhưng quá trình tích hợp của AI phức tạp hơn để đảm bảo hoạt động liền mạch với các hệ thống có sẵn.
Xem thêm tổng đài tích hợp CRM
Ứng dụng tự động hoá và trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo có thể xử lý các vấn đề phức tạp đòi hỏi suy luận nhằm đưa ra quyết định độc lập còn tự động hoá là quá trình tự động lặp đi lặp lại nhiệm vụ được cài đặt sẵn.
Độ phức tạp
Hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu khổng lồ và các thuật toán tiên tiến cùng với các mô hình phức tạp, trí tuệ nhân tạo dễ dàng đưa ra những quyết định thông minh.
Trong khi tự động hóa tương đối đơn giản hơn vì nó chỉ bắt chước các hành động của con người đã được cài đặt trước.
Khả năng học hỏi
Bằng cách phân tích dữ liệu và thu thập phản hồi từ người dùng, AI có thể tự học hỏi và nâng cao hiệu quả dần dần mà không cần sự can thiệp thủ công.
Tự động hoá được thiết kế để tuân theo các quy tắc và quyết định được lập trình sẵn nên nó luôn hoạt động trong một khuôn khổ nhất định.
Tính linh hoạt
AI linh hoạt hơn, thường được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi khả năng tư duy tốt như phát hiện gian lận, chăm sóc khách hàng, và tạo nội dung.
Nhờ giảm sai sót thủ công và thời gian xử lý, mà tính nhất quán của tự động hoá có thể tăng hiệu quả và độ chính xác, thích hợp dùng trong nhiều ngành công nghiệp đặt biệt là sản xuất.
Sự can thiệp của con người
Không cần đến sự can thiệp của con người bởi vì AI hoàn toàn có thể tự đưa ra quyết định trong suốt thời gian hoạt động.
Ngược lại, tự động hoá cần được lập trình trước khi đưa vào sử dụng và cần con người giám sát hoạt động.
Thời gian thực hiện
Nếu tự động hoá cần ít thời gian hơn để thực hiện do luôn làm theo chương trình đã được thiết lập sẵn, thì AI có thể tốn nhiều thời gian hơn để triển khai vì nó phải xử lý một lượng lớn dữ liệu, các thuật toán phức tạp và chuyên môn.
Kỹ năng
Chỉ với một bộ kỹ năng phát triển phần mềm tổng quát, tự động hoá có thể xử lý mọi thứ nhanh gọn.
Triển khai AI phức tạp vì đòi hỏi nhiều kỹ năng và chuyên gia về khoa học dữ liệu, và phát triển phần mềm, cho nên nó khó khăn hơn và tốn kém hơn.
Một số lĩnh vực sử dụng tự động hoá và trí tuệ nhân tạo
Ví dụ về tự động hoá rất đa dạng:
- Hệ thống tự động điền biểu mẫu trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.
- Chữ ký kỹ thuật số xác thực tài liệu mà không cần ký tay, đơn giản hoá quy trình ký kết.
- Hệ thống lắp ráp tự động rất phổ biến trong các nhà máy, tăng tốc độ và sự chính xác của quy trình sản xuất.
- Ngân hàng trực tuyến cho phép người dùng thực hiện giao dịch tài chính từ xa, không cần đến tận ngân hàng.
- Robot xử lý vật liệu có thể di chuyển và xử lý hàng hóa trong kho bãi.
- Bán lẻ tự động cho phép người dùng mua sắm mà không cần nhân viên.
- Hệ thống camera an ninh có thể tự động theo dõi và ghi hình lại hình ảnh.
Trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong các lĩnh vực và ứng dụng sau:
- Các ứng dụng chia sẻ chuyến đi như Uber và Lyft, giúp người dùng kết nối với tài xế nhanh chóng và hiệu quả.
- Tính năng nhận dạng giọng nói giúp thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, Amazon Alexa, Siri của Apple, và Google assistant hiểu và xử lý lệnh bằng giọng nói của người dùng.
- Trợ lý ảo Chatbots có thể tương tác với người dùng thông qua tin nhắn.
- Internet of Things (IoT) giúp kết nối các thiết bị thông minh trong nhà.
- Google dự đoán tìm kiếm và đề xuất sản phẩm có thể cá nhân hóa trải nghiệm người dùng dựa trên hành vi tìm kiếm và sở thích của họ.
- Các loại máy hút bụi tự động lau nhà, lau kính sẽ tránh vật cản và tự lên kế hoạch di chuyển sao cho tối ưu với không gian nhà bạn.
Kết Luận
Khác biệt giữa tự động hoá và trí tuệ nhân tạo cuối cùng cũng mang lại tự động hoá là thực thi trong khuôn khổ mà con người đã cài đặt sẵn để giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức cho những việc lặp đi lặp lại nhàm chán. Còn trí tuệ nhân tạo có thể bắt chước hành vi và suy nghĩ như một bộ óc của con người. Chúng có thể bổ sung cho nhau nhưng không thể thay thế nhau.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DIGINEXT
- Địa chỉ trụ sở Hà Nội: W1 Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm
- Văn phòng TP.HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900 5055.
- Fanpage: DigiNext